Ngày 5/6, Bồ Đào Nha đã tiến hành tổng tuyển cử trước thời hạn để lựa chọn một chính phủ mới dẫn dắt đất nước vượt qua thời kỳ suy thoái kinh tế và tiếp tục thực hiện những cải cách sâu sắc để nhận được gói cứu trợ 78 tỷ euro từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Các điểm bỏ phiếu mở cửa lúc 8 giờ sáng (giờ địa phương), tức 2 giờ chiều (giờ Việt Nam) và sẽ đóng cửa sau đó 11 tiếng. Kết quả bầu cử sơ bộ sẽ được công bố sau khi cuộc bầu cử kết thúc vài giờ.
Kết quả các cuộc thăm dò dư luận mới đây nhất công bố ngày 3/6 cho thấy đảng Dân chủ Xã hội (PSD) dẫn đầu với 36% số phiếu bầu, so với 31% dành cho đảng Xã hội của Thủ tướng tạm quyền Jose Socrates.
Theo các nhà quan sát, nếu kết quả này lặp lại trong cuộc tổng tuyển cử hiện nay thì PSD sẽ không giành được đa số ghế quá bán trong Quốc hội 230 thành viên của Bồ Đào Nha. PSD có thể sẽ thành lập chính phủ liên minh với đảng về thứ ba, như đã từng xảy ra trong thời gian PSD lãnh đạo đất nước từ năm 2002 đến năm 2005.
Cuối tháng 3 vừa qua, Thủ tướng khi đó Socrates đã từ chức sau khi phe đối lập do PSD đứng đầu bác bỏ chương trình "thắt lưng buộc bụng" thứ tư của chính phủ do ông đứng đầu, khiến Bồ Đào Nha rơi vào khủng hoảng cả về chính trị lẫn tài chính, với việc Lisbon hai tuần sau đó trở thành nước thứ ba trong Khu vực đồng euro phải xin cứu trợ từ EU và IMF, sau Hy Lạp và Ireland./.
Các điểm bỏ phiếu mở cửa lúc 8 giờ sáng (giờ địa phương), tức 2 giờ chiều (giờ Việt Nam) và sẽ đóng cửa sau đó 11 tiếng. Kết quả bầu cử sơ bộ sẽ được công bố sau khi cuộc bầu cử kết thúc vài giờ.
Kết quả các cuộc thăm dò dư luận mới đây nhất công bố ngày 3/6 cho thấy đảng Dân chủ Xã hội (PSD) dẫn đầu với 36% số phiếu bầu, so với 31% dành cho đảng Xã hội của Thủ tướng tạm quyền Jose Socrates.
Theo các nhà quan sát, nếu kết quả này lặp lại trong cuộc tổng tuyển cử hiện nay thì PSD sẽ không giành được đa số ghế quá bán trong Quốc hội 230 thành viên của Bồ Đào Nha. PSD có thể sẽ thành lập chính phủ liên minh với đảng về thứ ba, như đã từng xảy ra trong thời gian PSD lãnh đạo đất nước từ năm 2002 đến năm 2005.
Cuối tháng 3 vừa qua, Thủ tướng khi đó Socrates đã từ chức sau khi phe đối lập do PSD đứng đầu bác bỏ chương trình "thắt lưng buộc bụng" thứ tư của chính phủ do ông đứng đầu, khiến Bồ Đào Nha rơi vào khủng hoảng cả về chính trị lẫn tài chính, với việc Lisbon hai tuần sau đó trở thành nước thứ ba trong Khu vực đồng euro phải xin cứu trợ từ EU và IMF, sau Hy Lạp và Ireland./.
(TTXVN/Vietnam+)