Theo ông Đặng Huy Cường, Cục trưởng Cục điều tiết điện lực, Bộ Công Thương, để tiến tới cơ chế thị trường thì trong thời gian tới, giá điện sẽ được xem xét điều chỉnh định kỳ 3 tháng một lần (có thể là điều chỉnh tăng hoặc giảm), theo thông số đầu vào và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội.
Tại buổi họp báo sơ kết 6 tháng đầu năm 2012 do Bộ Công Thương tổ chức chiều 9/7, ông Đặng Huy Cường khẳng định, việc điều chỉnh giá điện của EVN thực hiện từ 1/7 hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật cũng như đã được sự kiểm tra giám sát của liên bộ Tài Chính-Công Thương.
Cụ thể, giá bán điện bình quân được điều chỉnh từ 1.304 đ/kWh lên 1.369 đ/kWh (chưa bao gồm VAT), tăng thêm 65 đ/kWh (5%) so với giá bán điện bình quân đã áp dụng từ trước.
Tuy nhiên, để trấn an dư luận, Thứ trưởng Nguyễn Nam Hải cũng nêu rõ, việc để giá điện từng bước theo cơ chế thị trường nhưng Bộ Công Thương sẽ hết sức cân nhắc về thời điểm và cùng với EVN để làm từng bước chứ không để thay đổi nhanh quá.
"Tôi cũng lưu ý rằng, trong việc điều chỉnh thì giá điện cũng sẽ giảm giá chứ không phải cứ 3 tháng một lần chỉ có tăng giá," thứ trưởng Hải nêu rõ.
Về thị trường phát điện cạnh tranh, theo giải thích của lãnh đạo Cục điều tiết điện lực, thì các đơn vị tham gia phát điện đều bình đẳng với nhau, tuy theo lịch huy động và phương thức chào giá tại từng thời điểm, có lên có xuống.
Đặc biệt, ông Đặng Huy Cường nhấn mạnh, hoạt động của thị trường phát điện cạnh tranh và giao dịch thế nào đều có sự giám sát chặt chẽ của Bộ Công Thương.
Trong giai đoạn tới từ 2012-2012 khi phát triển thị trường điện ở cấp độ cao hơn là bán buôn cạnh tranh và tiến tới thị trường bán lẻ điện cạnh tranh thì cơ cấu ngành điện của EVN cũng sẽ thay đổi theo hướng đảm bảo cạnh tranh phù hợp với từng giai đoạn.
"Trước mắt Bộ Công Thương đã thành lập 3 Tổng công ty phát điện trực thuộc EVN, nhưng sẽ tiến tới cổ phần hóa và tách khỏi Tập đoàn này để hoạt động độc lập," ông Cường nói.
Riêng việc tái cơ cấu ngành điện, theo ông Cường là hết sức quan trọng và nhạy cảm cần được tiến hành theo lộ trình. Tại phiên trả lời chất vấn Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng nhấn mạnh, sẽ đẩy nhanh thị trường điện cạnh tranh, nhưng dù ở cấp độ nào cũng phải nhằm mục tiêu đảm bảo đủ điện cho sản xuất và tiêu dùng.
"Trong 2 tuần thực hiện thị trường phát điện cạng tranh, từ 1/7/2012 tùy theo khả năng và chi phí của các doanh nghiệp đều có thể được huy động một cách bình đẳng, phản ánh đúng quan hệ cung cầu, tức là nhu cầu cao thì giá cũng sẽ cao hơn và ngược lại giá sẽ giảm nếu tiêu thụ ít," ông Cường nhấn mạnh./.
Tại buổi họp báo sơ kết 6 tháng đầu năm 2012 do Bộ Công Thương tổ chức chiều 9/7, ông Đặng Huy Cường khẳng định, việc điều chỉnh giá điện của EVN thực hiện từ 1/7 hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật cũng như đã được sự kiểm tra giám sát của liên bộ Tài Chính-Công Thương.
Cụ thể, giá bán điện bình quân được điều chỉnh từ 1.304 đ/kWh lên 1.369 đ/kWh (chưa bao gồm VAT), tăng thêm 65 đ/kWh (5%) so với giá bán điện bình quân đã áp dụng từ trước.
Tuy nhiên, để trấn an dư luận, Thứ trưởng Nguyễn Nam Hải cũng nêu rõ, việc để giá điện từng bước theo cơ chế thị trường nhưng Bộ Công Thương sẽ hết sức cân nhắc về thời điểm và cùng với EVN để làm từng bước chứ không để thay đổi nhanh quá.
"Tôi cũng lưu ý rằng, trong việc điều chỉnh thì giá điện cũng sẽ giảm giá chứ không phải cứ 3 tháng một lần chỉ có tăng giá," thứ trưởng Hải nêu rõ.
Về thị trường phát điện cạnh tranh, theo giải thích của lãnh đạo Cục điều tiết điện lực, thì các đơn vị tham gia phát điện đều bình đẳng với nhau, tuy theo lịch huy động và phương thức chào giá tại từng thời điểm, có lên có xuống.
Đặc biệt, ông Đặng Huy Cường nhấn mạnh, hoạt động của thị trường phát điện cạnh tranh và giao dịch thế nào đều có sự giám sát chặt chẽ của Bộ Công Thương.
Trong giai đoạn tới từ 2012-2012 khi phát triển thị trường điện ở cấp độ cao hơn là bán buôn cạnh tranh và tiến tới thị trường bán lẻ điện cạnh tranh thì cơ cấu ngành điện của EVN cũng sẽ thay đổi theo hướng đảm bảo cạnh tranh phù hợp với từng giai đoạn.
"Trước mắt Bộ Công Thương đã thành lập 3 Tổng công ty phát điện trực thuộc EVN, nhưng sẽ tiến tới cổ phần hóa và tách khỏi Tập đoàn này để hoạt động độc lập," ông Cường nói.
Riêng việc tái cơ cấu ngành điện, theo ông Cường là hết sức quan trọng và nhạy cảm cần được tiến hành theo lộ trình. Tại phiên trả lời chất vấn Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng nhấn mạnh, sẽ đẩy nhanh thị trường điện cạnh tranh, nhưng dù ở cấp độ nào cũng phải nhằm mục tiêu đảm bảo đủ điện cho sản xuất và tiêu dùng.
"Trong 2 tuần thực hiện thị trường phát điện cạng tranh, từ 1/7/2012 tùy theo khả năng và chi phí của các doanh nghiệp đều có thể được huy động một cách bình đẳng, phản ánh đúng quan hệ cung cầu, tức là nhu cầu cao thì giá cũng sẽ cao hơn và ngược lại giá sẽ giảm nếu tiêu thụ ít," ông Cường nhấn mạnh./.
Đức Duy (Vietnam+)