Theo ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương, mặc dù chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 9/2012 tăng mạnh, nhưng đây chỉ là quá trình tạo lập lại thị trường chứ không phải do bất ổn.
CPI vẫn trong tầm kiểm soát
Tại buổi họp giao ban trực tuyến công tác tháng Chín, do Bộ Công Thương tổ chức sáng 1/10, đại diện Bộ Công Thương cho biết, chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2012 tăng 2,2% so với tháng trước. Như vậy, chỉ riêng tháng Chín thì chỉ số CPI đã bằng 7 tháng trước cộng lại (2,22%).
Nguyên nhân chính khiến CPI tháng Chín đột ngột tăng cao, theo lý giải của ông Võ Văn Quyền là do một số nhóm hàng như dịch vụ y tế, giáo dục điều chỉnh tăng mạnh tại một số thành phố lớn như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long; khu vực Bắc Trung Bộ...
Trong số đó, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tháng Chín tăng 17,02%, (riêng dịch vụ y tế tăng tới 23,87%), ngoài ra nhóm giáo dục cũng tăng 10,54%.
Như vậy tính chung 9 tháng đầu năm, CPI đã tăng 5,13% so với tháng 12/2011. Trong cơ cấu chỉ số giá, các nhóm có mức tăng cao nhất vẫn là thuốc và dịch vụ y tế, giáo dục, tăng lần lượt 30,18% và 14,56%; tiếp đến là nhóm hàng hóa dịch vụ khác, nhà ở và vật liệu xây dựng, giao thông tăng lần lượt 7,81%, 7,27% và 6,53%...
Ngoài ra, giá một số mặt hàng nhiên liệu nhập khẩu (xăng, LPG) tăng cao, chi phí trả lãi ngân hàng cao; việc điều chỉnh tăng lương cơ bản, tăng giá điện, giá nước sạch tại một số địa phương...cũng có tác động không nhỏ đến CPI.
"Nguyên nhân CPI tháng 9 tăng cao là do Chính phủ kiên quyết thực hiện lộ trình giá thị trường của một số mặt hàng, dịch vụ thiết yếu, do yếu tố này bị đông cứng trong nhiều năm và và điều này không phải do thị trường bất ổn," ông Quyền nhấn mạnh.
CPI vẫn trong tầm kiểm soát
Tại buổi họp giao ban trực tuyến công tác tháng Chín, do Bộ Công Thương tổ chức sáng 1/10, đại diện Bộ Công Thương cho biết, chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2012 tăng 2,2% so với tháng trước. Như vậy, chỉ riêng tháng Chín thì chỉ số CPI đã bằng 7 tháng trước cộng lại (2,22%).
Nguyên nhân chính khiến CPI tháng Chín đột ngột tăng cao, theo lý giải của ông Võ Văn Quyền là do một số nhóm hàng như dịch vụ y tế, giáo dục điều chỉnh tăng mạnh tại một số thành phố lớn như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long; khu vực Bắc Trung Bộ...
Trong số đó, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tháng Chín tăng 17,02%, (riêng dịch vụ y tế tăng tới 23,87%), ngoài ra nhóm giáo dục cũng tăng 10,54%.
Như vậy tính chung 9 tháng đầu năm, CPI đã tăng 5,13% so với tháng 12/2011. Trong cơ cấu chỉ số giá, các nhóm có mức tăng cao nhất vẫn là thuốc và dịch vụ y tế, giáo dục, tăng lần lượt 30,18% và 14,56%; tiếp đến là nhóm hàng hóa dịch vụ khác, nhà ở và vật liệu xây dựng, giao thông tăng lần lượt 7,81%, 7,27% và 6,53%...
Ngoài ra, giá một số mặt hàng nhiên liệu nhập khẩu (xăng, LPG) tăng cao, chi phí trả lãi ngân hàng cao; việc điều chỉnh tăng lương cơ bản, tăng giá điện, giá nước sạch tại một số địa phương...cũng có tác động không nhỏ đến CPI.
"Nguyên nhân CPI tháng 9 tăng cao là do Chính phủ kiên quyết thực hiện lộ trình giá thị trường của một số mặt hàng, dịch vụ thiết yếu, do yếu tố này bị đông cứng trong nhiều năm và và điều này không phải do thị trường bất ổn," ông Quyền nhấn mạnh.
Đẩy mạnh việc kiểm soát thị trường
Trong các địa phương thì Hà Nội có mức tăng cao nhất, theo ông Nguyễn Văn Đồng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, tháng Chín, chỉ số CPI tăng 2,47 % so với tháng trước và tăng 6,49 % so cùng kỳ năm trước. Như vậy, tính từ đầu năm, CPI của thủ đô đã tăng 5,4%.
Tác nhân chính là do mức tăng mạnh của nhóm giáo dục khi tăng tới 34,06%. Học phí các bậc học từ mẫu giáo đến phổ thông trung học đồng loạt tăng mạnh vào tháng 9 năm 2012 theo quyết định mới được Ủy ban Nhân dân Thành phố ban hành.
Ngoài ra, nhóm giao thông cũng có mức tăng 3,6%, chủ yếu ảnh hưởng mạnh bởi việc tăng giá các mặt hàng xăng dầu vừa qua.
Trước tình hình khó khăn chung, ông Đồng cho biết, hiện thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều chương trình nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như: xem xét gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng; giảm 50% tiền thuê đất phải nộp năm 2012; giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2012…
Bên cạnh đó, triển khai mạnh các chương trình bình ổn giá, lồng ghép với chương trình Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt và thực hiện nhiều hội chợ trong nước, liên kết vùng, giúp doanh nghiệp giải phóng hàng tồn kho...
Dự báo, từ nay đến cuối năm, giá cả hàng hóa sẽ có xu hướng nhích lên, nhất là nhu cầu một số mặt hàng thực phẩm cũng nhiều hơn trong khi nguồn cung có thể thiếu hụt do chăn nuôi bị thu hẹp. Bên cạnh đó, một số hàng hóa nhiên liệu cũng đang có xu hướng tăng ảnh hưởng đến thị trường trong nước.
Trong mọi giải pháp thì yếu tố điều hành vẫn là quan trọng nhất nhằm tránh tình trạng “té nước theo mưa”. Ông Võ Văn Quyền cũng đưa ra khuyến nghị với các địa phương cần đẩy mạnh việc kiểm tra kiểm soát thị trường, tránh hiện tượng găm hàng, trục lợi, không để thiếu hàng sốt giá.
Mặt khác, Bộ sẽ cùng với các ngành và địa phương tiếp tục triển khai thực hiện linh hoạt điều hành thị trường đối với các mặt hàng thiết yếu như đường, phân bón, xăng dầu..., đặc biệt là việc triển khai mạnh mẽ chương trình bình ổn giá.
"Thủ tướng đã có chỉ thị tăng cường bình ổn giá. Theo đó, thực hiện giãn thời gian điều chỉnh giá một số hàng hóa và dịch vụ do nhà nước định giá, kiểm soát. Ngoài ra giá điện, xăng dầu cũng phải tính toán cân nhắc trước khi điều chỉnh và phải kết hợp các công cụ khác để ít gây tác động vào giá cả chung," ông Quyền cho hay./.
Đức Duy (Vietnam+)