Nghiên cứu mới đây đăng trên Tạp chí Y học Endocrinology & Metabolism cho thấy phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) có nguy cơ tăng lượng bisphenol A - loại hóa chất công nghiệp được sử dụng rộng rãi - ở trong máu.
Các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu trên đối với gần 200 phụ nữ. Kết quả là họ phát hiện 71 phụ nữ mắc PCOS có lượng bisphenol A hoặc BPA trong máu cao hơn so với 100 phụ nữ khác khỏe mạnh cùng độ tuổi và cân nặng.
PCOS là một rối loạn nội tiết tố được cho là ảnh hưởng đến trên 10% phụ nữ ở tuổi sinh đẻ. Phụ nữ mắc PCOS có lượng testosterone cao bất thường, dẫn đến các vấn đề như kinh nguyệt không đều, có mụn trứng cá, mọc lông ở người và khó mang thai.
Trong nghiên cứu này, các chuyên gia đã tập trung vào BPA, loại hóa chất rây rối loạn nội tiết do hoạt động estrogen yếu.
BPA đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ để sản xuất các loại hộp đựng bằng nhựa cứng, bao gồm ly và bình sữa trẻ em, và trong các hộp kim loại đựng thực phẩm và nước giải khát. Nghiên cứu trên cho thấy hầu hết mọi người đều có một lượng BPA nào đó trong máu.
Các nhà nghiên cứu trên phát hiện BPA và testosterone có thể tương tác với nhau. Testosterone dường như làm suy yếu hoạt động của loại enzyme giúp đào thải BPA ra khỏi cơ thể, do đó các mức testosterone cao có thể khiến phụ nữ mắc PCOS có lượng BPA cao hơn. Ngược lại, BPA có thể gián tiếp làm tăng lượng testosterone.
Trước đó, các nghiên cứu trên động vật cũng cho thấy BPA có thể ảnh hưởng đến lượng insulin trong máu.
Các nhà nghiên cứu trên khẳng định BPA “có vai trò tiềm ẩn” ở những phụ nữ mắc PCOS. Tuy nhiên, họ cần tiến hành nghiên cứu thêm nhằm làm sáng tỏ các cơ chế liên kết BPA và PCOS./.
Các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu trên đối với gần 200 phụ nữ. Kết quả là họ phát hiện 71 phụ nữ mắc PCOS có lượng bisphenol A hoặc BPA trong máu cao hơn so với 100 phụ nữ khác khỏe mạnh cùng độ tuổi và cân nặng.
PCOS là một rối loạn nội tiết tố được cho là ảnh hưởng đến trên 10% phụ nữ ở tuổi sinh đẻ. Phụ nữ mắc PCOS có lượng testosterone cao bất thường, dẫn đến các vấn đề như kinh nguyệt không đều, có mụn trứng cá, mọc lông ở người và khó mang thai.
Trong nghiên cứu này, các chuyên gia đã tập trung vào BPA, loại hóa chất rây rối loạn nội tiết do hoạt động estrogen yếu.
BPA đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ để sản xuất các loại hộp đựng bằng nhựa cứng, bao gồm ly và bình sữa trẻ em, và trong các hộp kim loại đựng thực phẩm và nước giải khát. Nghiên cứu trên cho thấy hầu hết mọi người đều có một lượng BPA nào đó trong máu.
Các nhà nghiên cứu trên phát hiện BPA và testosterone có thể tương tác với nhau. Testosterone dường như làm suy yếu hoạt động của loại enzyme giúp đào thải BPA ra khỏi cơ thể, do đó các mức testosterone cao có thể khiến phụ nữ mắc PCOS có lượng BPA cao hơn. Ngược lại, BPA có thể gián tiếp làm tăng lượng testosterone.
Trước đó, các nghiên cứu trên động vật cũng cho thấy BPA có thể ảnh hưởng đến lượng insulin trong máu.
Các nhà nghiên cứu trên khẳng định BPA “có vai trò tiềm ẩn” ở những phụ nữ mắc PCOS. Tuy nhiên, họ cần tiến hành nghiên cứu thêm nhằm làm sáng tỏ các cơ chế liên kết BPA và PCOS./.
Anh Minh (Vietnam+)