Bình Thuận hiện là tỉnh có các dự án đầu tư điện gió dẫn đầu cả nước, đây cũng là lĩnh vực nhận được sự quan tâm của Chính phủ trong chiến lược phát triển năng lượng sạch. Tuy nhiên, phần lớn các dự án điện gió trên địa bàn tỉnh đang bị “dậm chân tại chỗ” do nhiều nguyên nhân.
Mặc dù tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp tháo gỡ, song các dự án điện gió vẫn chưa có sự tiến triển.
Theo Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận, tính đến cuối tháng 11/2012 trên địa bàn tỉnh có 16 dự án điện gió với tổng công suất khoảng 1.300 MW. Trong đó có 5 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, 9 dự án đã hoàn thành báo cáo đầu tư trình xin cấp giấy chứng nhận, 2 dự án đang trong giai đoạn khảo sát lập hồ sơ dự án đầu tư.
Hiện nay, đang có một số nhà đầu tư tiếp tục xin chủ trương khảo sát, nghiên cứu nhưng chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt nên tỉnh chưa giải quyết.
Trong số 16 dự án điện gió, đến nay đã có một dự án lắp đặt hoàn thành và đưa vào vận hành đấu nối lưới điện quốc gia là dự án phong điện 1 – Tuy Phong (giai đoạn 1 – 30MW).
Đây cũng là dự án phong điện có đấu lưới điện quốc gia đầu tiên của cả nước được đưa vào hoạt động.
Cùng với đó, dự án điện gió đảo Phú Quý (6MW) hiện nay đã hoàn thành việc lắp đặt ba tuốcbin gió, đã đấu nối hòa lưới và phát điện thương mại hai tuốcbin từ cuối tháng 8/2012; tuốcbin còn lại đang hiệu chỉnh, hoàn thiện.
Đa số dự án còn lại đều triển khai chậm so với yêu cầu của Ủy ban Nhân dân tỉnh.
Hiện nay, những vướng mắc của các dự án điện gió trên địa bàn tỉnh vẫn là chồng lấn khu vực có trữ lượng titan với khu vực khảo sát, nghiên cứu tiềm năng gió.
Để “cởi trói” cho các dự án điện gió, ông Hồ Sơn Hùng - Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết tỉnh đang kiến nghị Bộ Tài nguyên-Môi trường sớm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và công bố vùng dự trữ, thăm dò, khai thác titan.
Đó cũng là cơ sở để Ủy ban Nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các doanh nghiệp triển khai dự án điện gió.
Tỉnh cũng cần được thực hiện thường xuyên rà soát, đôn đốc nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án điện gió và kịp thời giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp.
Bộ Công Thương mới đây cũng đã quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, đến năm 2020, Bình Thuận phát triển điện gió trên bốn khu vực với tổng công suất khoảng 700 MW, với sản lượng điện gió tương ứng 1.500 triệu kWh. Đến năm 2030, dự kiến công suất lắp đặt khoảng 2.500 MW, sản lượng điện gió 5.475 triệu kWh./.
Mặc dù tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp tháo gỡ, song các dự án điện gió vẫn chưa có sự tiến triển.
Theo Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận, tính đến cuối tháng 11/2012 trên địa bàn tỉnh có 16 dự án điện gió với tổng công suất khoảng 1.300 MW. Trong đó có 5 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, 9 dự án đã hoàn thành báo cáo đầu tư trình xin cấp giấy chứng nhận, 2 dự án đang trong giai đoạn khảo sát lập hồ sơ dự án đầu tư.
Hiện nay, đang có một số nhà đầu tư tiếp tục xin chủ trương khảo sát, nghiên cứu nhưng chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt nên tỉnh chưa giải quyết.
Trong số 16 dự án điện gió, đến nay đã có một dự án lắp đặt hoàn thành và đưa vào vận hành đấu nối lưới điện quốc gia là dự án phong điện 1 – Tuy Phong (giai đoạn 1 – 30MW).
Đây cũng là dự án phong điện có đấu lưới điện quốc gia đầu tiên của cả nước được đưa vào hoạt động.
Cùng với đó, dự án điện gió đảo Phú Quý (6MW) hiện nay đã hoàn thành việc lắp đặt ba tuốcbin gió, đã đấu nối hòa lưới và phát điện thương mại hai tuốcbin từ cuối tháng 8/2012; tuốcbin còn lại đang hiệu chỉnh, hoàn thiện.
Đa số dự án còn lại đều triển khai chậm so với yêu cầu của Ủy ban Nhân dân tỉnh.
Hiện nay, những vướng mắc của các dự án điện gió trên địa bàn tỉnh vẫn là chồng lấn khu vực có trữ lượng titan với khu vực khảo sát, nghiên cứu tiềm năng gió.
Để “cởi trói” cho các dự án điện gió, ông Hồ Sơn Hùng - Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết tỉnh đang kiến nghị Bộ Tài nguyên-Môi trường sớm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và công bố vùng dự trữ, thăm dò, khai thác titan.
Đó cũng là cơ sở để Ủy ban Nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các doanh nghiệp triển khai dự án điện gió.
Tỉnh cũng cần được thực hiện thường xuyên rà soát, đôn đốc nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án điện gió và kịp thời giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp.
Bộ Công Thương mới đây cũng đã quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, đến năm 2020, Bình Thuận phát triển điện gió trên bốn khu vực với tổng công suất khoảng 700 MW, với sản lượng điện gió tương ứng 1.500 triệu kWh. Đến năm 2030, dự kiến công suất lắp đặt khoảng 2.500 MW, sản lượng điện gió 5.475 triệu kWh./.
Nguyễn Thanh (TTXVN)