Bình Thuận: Sử dụng Hệ thống Robot call truy vết phòng, chống dịch

Việc áp dụng Robot call - tổng đài viên ảo, có khả năng trò chuyện với người gọi để hiểu và giải quyết vấn đề tự động là một trong những cách thức hiệu quả và được Chính phủ khuyến khích áp dụng.
Bình Thuận: Sử dụng Hệ thống Robot call truy vết phòng, chống dịch ảnh 1Robot Call là giải pháp hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 tự động.

Chiều 25/6, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận đã có văn bản gửi các sở, ngành liên quan về việc triển khai ứng dụng Hệ thống Robot call trong truy vết phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận đồng ý chủ trương triển khai ứng dụng Hệ thống Robot call trong truy vết phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh theo đề nghị của Sở Y tế, đồng thời giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ngành, đơn vị liên quan và Công ty Cổ phần Dịch vụ và Giải pháp xử lý dữ liệu Vbee, Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 8, các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh triển khai ứng dụng Hệ thống Robot call trong truy vết phòng, chống dịch COVID-19 trên toàn tỉnh.

[Bình Thuận: Giãn cách xã hội toàn thành phố Phan Thiết theo chỉ thị 15]

Theo Sở Y tế Bình Thuận, việc áp dụng Robot call - tổng đài viên ảo, có khả năng trò chuyện với người gọi để hiểu và giải quyết vấn đề tự động là một trong những cách thức hiệu quả và được Chính phủ khuyến khích áp dụng một cách rộng rãi.

Hình thức này đã được triển khai thành công ở một số tỉnh trong thời gian qua, góp phần quan trọng trong việc truy vết và đẩy lùi dịch COVID-19.

Việc thiết lập Robot call tại tỉnh Bình Thuận ở thời điểm hiện tại không những giúp cho người dân sống trong vùng dịch có thêm một kênh báo tin trực tiếp mà còn trợ lực cho các ban ngành quản lý kịp thời cập nhật, phân tích thông tin và đưa ra các phương án hỗ trợ, xử lý nhanh nhất.

Hằng ngày, Robot call sẽ tự động gọi điện tới người dân để khảo sát, thu thập và cập nhật một cách nhanh nhất thông tin, lịch trình của người dân.

Các cuộc gọi ra sẽ được thực hiện hoàn toàn tự động và sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo thông minh, có khả năng xử lý được hàng trăm nghìn cuộc gọi mỗi ngày.

Người dân cũng có thể chủ động gọi vào số điện thoại đường dây nóng của hệ thống để khai báo thông tin, lịch trình di chuyển trong thời gian 24/7 và không tốn bất cứ cước phí điện thoại nào.

Thời gian dự kiến triển khai từ ngày 28/6 đến hết ngày 28/12/2021.

Bình Thuận: Sử dụng Hệ thống Robot call truy vết phòng, chống dịch ảnh 2Đường ven biển Lê Lợi, thành phố Phan Thiết vắng vẻ do người dân thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19. (Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN)

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, đến chiều 25/6, Bình Thuận ghi nhận 5 trường hợp mắc COVID-19 ngoài cộng đồng, 2 trường hợp (BN14252, BN14266) đang được điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, 3 trường hợp (BN14263, BN14264, BN14265) đang được điều trị tại Trung tâm Y tế Tuy Phong. Tình hình sức khỏe bình thường.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã điều tra, giám sát được 366 trường hợp là F1 của các trường hợp mắc COVID-19, 1.254 trường hợp là F2 tiếp xúc với F1. Tỉnh đang tiếp tục điều tra các trường hợp F1 và F2.

Bình Thuận cũng đã tiến hành giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15 của Thủ tướng Chính phủ đối với thành phố Phan Thiết và huyện Tuy Phong./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Một mẫu xe Volkswagen. (Nguồn: entrepreneur)

Volkswagen "đặt cược" vào hãng xe điện Rivian

150 nhân viên của công ty con Cariad thuộc Volkswagen sẽ tham gia mô hình đối tác với Rivian – công ty khởi nghiệp của Mỹ được thành lập từ năm 2009 - để phát triển phần mềm.

Biểu tượng ChatGPT của Công ty OpenAI tại một văn phòng ở Washington DC. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Công nghệ AI trước cuộc đua chuyển hướng

Một kỷ nguyên mới đang đến khi các công ty AI đang chuyển hướng tập trung vào việc tinh chỉnh các mô hình hiện có và bổ sung cho chúng khả năng lập luận giống con người hơn.