Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, Bình Thuận đang phát triển đa dạng các loại hình chuyên biệt như du lịch mạo hiểm, du lịch thể thao... nhằm tạo nét khác biệt để thu hút du khách.
Ông Ngô Minh Chính, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận cho biết một trong những ưu tiên hàng đầu của ngành du lịch Bình Thuận là phát triển nhiều loại hình du lịch đặc thù mới lạ tại địa phương.
Tỉnh Bình Thuận có bờ biển dài 192km, có nhiều cù lao, ghềnh đá gần bờ. Phía Tây là những ngọn núi cuối dãy Trường Sơn, có thung lũng sông La Ngà, vùng bảo tồn thiên nhiên Biển Lạc–Núi Ông...
Bên cạnh đó, Bình Thuận có gió quanh năm, điều này lý giải vì sao Bình Thuận được chọn là nơi chơi các môn thể thao biển tốt nhất Việt Nam.
Không những vậy, Bình Thuận còn có đảo Phú Quý được mệnh danh là “hòn ngọc giữa biển khơi.” Từ tiềm năng đa dạng dồi dào, phong phú và điều kiện địa hình thuận lợi, tỉnh có thể tổ chức các loại hình du lịch đặc thù riêng của mình.
Theo ông Ngô Minh Chính, nếu ngành du lịch không biết tự làm mới mình thì rất dễ trở nên nhàm chán. Bên cạnh sự nỗ lực của từng doanh nghiệp trong việc tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ chất lượng để thu hút du khách, ngành du lịch địa phương đang phát triển thêm nhiều loại hình du lịch mới, đáp ứng nhu cầu của du khách.
Hiện nay tại Bình Thuận đang hình thành và phát triển bảy loại hình du lịch chính gồm Du lịch xanh kết hợp với săn bắn, câu cá; Du lịch, tham quan di tích lịch sử-văn hóa kết hợp với nghiên cứu kiến trúc cổ người Chăm; Du lịch về nguồn... Việc khảo sát tuyến du lịch Hàm Thuận-Đa Mi, đề án “City tour Phan Thiết” cũng góp phần tạo thêm sản phẩm hấp dẫn du khách.
Trong lĩnh vực du lịch, nếu sản phẩm du lịch gồm những điểm đến, những khu nghỉ mát, vui chơi, giải trí... là yêu cầu không thể thiếu thì loại hình du lịch sẽ là chiếc cầu nối kéo khách du lịch đến sử dụng sản phẩm. Loại hình càng phong phú thì khách đến càng đông và ngày lưu trú cũng dài hơn.
Tỉnh Bình Thuận đang áp dụng chính sách ưu tiên, khuyến khích đầu tư vào các dự án hình thành những tổ hợp du lịch-thể thao quốc tế hoặc gắn liền với những dịch vụ thể thao trên biển tại Phan Thiết, Hàm Thuận Nam, Bắc Bình...
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương cho biết trong Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Bình Thuận đặt mục tiêu xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng. Thông qua phát triển du lịch, không ngừng xây dựng và quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, hình ảnh du lịch Bình Thuận thân thiện với du khách trong và ngoài nước; xây dựng Bình Thuận trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của quốc gia và quốc tế.
Đặc biệt, Bình Thuận chú trọng nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu thị trường du lịch trong nước và quốc tế. Tạo sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng để thu hút khách quốc tế và nội địa. Nổi bật là sản phẩm du lịch chuyên đề như tìm hiểu nền văn hóa Chăm, văn hóa cồng chiêng dân tộc Cơ ho, Raglai, Chơ ro, du lịch nghỉ dưỡng biển-rừng-hồ, du lịch chữa bệnh suối nước nóng, thể thao trên biển, thể thao trên cát… tạo sự hấp dẫn để thu hút du khách quay trở lại với du lịch Bình Thuận.
Bước đầu, những sản phẩm đặc thù ở đã mang lại cho ngành du lịch Bình Thuận sự phát triển vượt bậc. Trong tám tháng đầu năm 2012, Bình Thuận đã đón hơn 2 triệu lượt khách (quốc tế chiếm khoảng 12%), tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước; tổng doanh thu du lịch đạt 2.914 tỷ đồng (tăng 27% so năm 2011).
Hiện tổng số dự án du lịch được tỉnh Bình Thuận chấp thuận đầu tư còn hiệu lực là 406 dự án, với tổng diện tích 7.330 hécta và tổng vốn đăng ký là 57.388 tỷ đồng.
Sự khởi sắc của loại hình du lịch này mang lại nhiều phấn khởi cho những người làm du lịch. Vấn đề còn lại là Bình Thuận làm thế nào để giữ chân khách; trong đó không kém phần quan trọng là tạo môi trường du lịch an toàn và thân thiện./.
Ông Ngô Minh Chính, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận cho biết một trong những ưu tiên hàng đầu của ngành du lịch Bình Thuận là phát triển nhiều loại hình du lịch đặc thù mới lạ tại địa phương.
Tỉnh Bình Thuận có bờ biển dài 192km, có nhiều cù lao, ghềnh đá gần bờ. Phía Tây là những ngọn núi cuối dãy Trường Sơn, có thung lũng sông La Ngà, vùng bảo tồn thiên nhiên Biển Lạc–Núi Ông...
Bên cạnh đó, Bình Thuận có gió quanh năm, điều này lý giải vì sao Bình Thuận được chọn là nơi chơi các môn thể thao biển tốt nhất Việt Nam.
Không những vậy, Bình Thuận còn có đảo Phú Quý được mệnh danh là “hòn ngọc giữa biển khơi.” Từ tiềm năng đa dạng dồi dào, phong phú và điều kiện địa hình thuận lợi, tỉnh có thể tổ chức các loại hình du lịch đặc thù riêng của mình.
Theo ông Ngô Minh Chính, nếu ngành du lịch không biết tự làm mới mình thì rất dễ trở nên nhàm chán. Bên cạnh sự nỗ lực của từng doanh nghiệp trong việc tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ chất lượng để thu hút du khách, ngành du lịch địa phương đang phát triển thêm nhiều loại hình du lịch mới, đáp ứng nhu cầu của du khách.
Hiện nay tại Bình Thuận đang hình thành và phát triển bảy loại hình du lịch chính gồm Du lịch xanh kết hợp với săn bắn, câu cá; Du lịch, tham quan di tích lịch sử-văn hóa kết hợp với nghiên cứu kiến trúc cổ người Chăm; Du lịch về nguồn... Việc khảo sát tuyến du lịch Hàm Thuận-Đa Mi, đề án “City tour Phan Thiết” cũng góp phần tạo thêm sản phẩm hấp dẫn du khách.
Trong lĩnh vực du lịch, nếu sản phẩm du lịch gồm những điểm đến, những khu nghỉ mát, vui chơi, giải trí... là yêu cầu không thể thiếu thì loại hình du lịch sẽ là chiếc cầu nối kéo khách du lịch đến sử dụng sản phẩm. Loại hình càng phong phú thì khách đến càng đông và ngày lưu trú cũng dài hơn.
Tỉnh Bình Thuận đang áp dụng chính sách ưu tiên, khuyến khích đầu tư vào các dự án hình thành những tổ hợp du lịch-thể thao quốc tế hoặc gắn liền với những dịch vụ thể thao trên biển tại Phan Thiết, Hàm Thuận Nam, Bắc Bình...
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương cho biết trong Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Bình Thuận đặt mục tiêu xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng. Thông qua phát triển du lịch, không ngừng xây dựng và quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, hình ảnh du lịch Bình Thuận thân thiện với du khách trong và ngoài nước; xây dựng Bình Thuận trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của quốc gia và quốc tế.
Đặc biệt, Bình Thuận chú trọng nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu thị trường du lịch trong nước và quốc tế. Tạo sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng để thu hút khách quốc tế và nội địa. Nổi bật là sản phẩm du lịch chuyên đề như tìm hiểu nền văn hóa Chăm, văn hóa cồng chiêng dân tộc Cơ ho, Raglai, Chơ ro, du lịch nghỉ dưỡng biển-rừng-hồ, du lịch chữa bệnh suối nước nóng, thể thao trên biển, thể thao trên cát… tạo sự hấp dẫn để thu hút du khách quay trở lại với du lịch Bình Thuận.
Bước đầu, những sản phẩm đặc thù ở đã mang lại cho ngành du lịch Bình Thuận sự phát triển vượt bậc. Trong tám tháng đầu năm 2012, Bình Thuận đã đón hơn 2 triệu lượt khách (quốc tế chiếm khoảng 12%), tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước; tổng doanh thu du lịch đạt 2.914 tỷ đồng (tăng 27% so năm 2011).
Hiện tổng số dự án du lịch được tỉnh Bình Thuận chấp thuận đầu tư còn hiệu lực là 406 dự án, với tổng diện tích 7.330 hécta và tổng vốn đăng ký là 57.388 tỷ đồng.
Sự khởi sắc của loại hình du lịch này mang lại nhiều phấn khởi cho những người làm du lịch. Vấn đề còn lại là Bình Thuận làm thế nào để giữ chân khách; trong đó không kém phần quan trọng là tạo môi trường du lịch an toàn và thân thiện./.
Nguyễn Thanh (TTXVN)