Để phát triển du lịch đường biển, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận đã chấp thuận phương án đầu tư của nhiều doanh nghiệp khai thác phương tiện phục vụ loại hình du lịch đường biển.
Theo đó, các doanh nghiệp sẽ xúc tiến nhập khẩu nguyên chiếc các phương tiện thủy gồm du thuyền có sức chứa từ 70-80 người, ca nô cao tốc từ 5 - 11 hành khách, mô tô trượt nước…
Theo ông Nguyễn Hoàng Đạo, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn giải trí biển Thái Bình Dương, mục tiêu loại hình dịch vụ này sẽ hướng đến thị trường khách du lịch quốc tế.
Trước mắt, doanh nghiệp sẽ lựa chọn hình thức dịch vụ vận chuyển khách tham quan du lịch theo hợp đồng, trong đó bao gồm nhiều dịch vụ thưởng ngoạn, câu cá giải trí, tham quan các điểm du lịch ven biển của tỉnh. Về lâu dài, Công ty sẽ triển khai thêm dịch vụ lưu trú du lịch, vận chuyển du lịch theo tuyến cố định, tàu thuyền ca múa nhạc phục vụ khách du lịch, tàu nhà hàng nổi…
Để khai thác hiệu quả và khuyến khích thêm nhiều doanh nghiệp tham gia loại hình du lịch này, Bình Thuận cần có quy hoạch cảng biển, bến bãi dành riêng cho tàu thuyền du lịch. Đồng thời sớm lắp đặt hệ thống báo hiệu cho các loại phương tiện thủy phục vụ khách du lịch, có giải pháp bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan trên những tuyến hành trình...
Với bờ biển dài 192 km cùng nhiều vũng, vịnh, đảo, tỉnh Bình Thuận có tiềm năng lớn để phát triển đa dạng các loại hình du lịch đường biển. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, tiềm năng này chưa được chú trọng khai thác./.
Theo đó, các doanh nghiệp sẽ xúc tiến nhập khẩu nguyên chiếc các phương tiện thủy gồm du thuyền có sức chứa từ 70-80 người, ca nô cao tốc từ 5 - 11 hành khách, mô tô trượt nước…
Theo ông Nguyễn Hoàng Đạo, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn giải trí biển Thái Bình Dương, mục tiêu loại hình dịch vụ này sẽ hướng đến thị trường khách du lịch quốc tế.
Trước mắt, doanh nghiệp sẽ lựa chọn hình thức dịch vụ vận chuyển khách tham quan du lịch theo hợp đồng, trong đó bao gồm nhiều dịch vụ thưởng ngoạn, câu cá giải trí, tham quan các điểm du lịch ven biển của tỉnh. Về lâu dài, Công ty sẽ triển khai thêm dịch vụ lưu trú du lịch, vận chuyển du lịch theo tuyến cố định, tàu thuyền ca múa nhạc phục vụ khách du lịch, tàu nhà hàng nổi…
Để khai thác hiệu quả và khuyến khích thêm nhiều doanh nghiệp tham gia loại hình du lịch này, Bình Thuận cần có quy hoạch cảng biển, bến bãi dành riêng cho tàu thuyền du lịch. Đồng thời sớm lắp đặt hệ thống báo hiệu cho các loại phương tiện thủy phục vụ khách du lịch, có giải pháp bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan trên những tuyến hành trình...
Với bờ biển dài 192 km cùng nhiều vũng, vịnh, đảo, tỉnh Bình Thuận có tiềm năng lớn để phát triển đa dạng các loại hình du lịch đường biển. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, tiềm năng này chưa được chú trọng khai thác./.
Hồng Hiếu (TTXVN/Vietnam+)