Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận đề ra mục tiêu Chương trình hành động về phát triển du lịch đến năm 2015 là phát triển du lịch nhanh, bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định, giữ vững thương hiệu du lịch và phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng về lượng khách trên 12%/năm, trong đó khách quốc tế trên 15%; doanh thu từ du lịch tăng hơn 20%/năm.
Đến năm 2015, tỉnh Bình Thuận cũng phấn đấu thu hút 4,5 triệu lượt khách và doanh thu từ du lịch đạt 7.500 tỷ đồng...
Trên cơ sở khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế hiện có, tỉnh Bình Thuận tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và phát huy trách nhiệm của toàn xã hội tham gia phát triển du lịch trên địa bàn.
Tỉnh hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; điều chỉnh, bổ sung, xây dựng các quy hoạch du lịch cụ thể, chi tiết; bảo đảm du lịch phát triển hài hòa.
Bên cạnh đó, Bình Thuận chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; kết nối các điểm, khu du lịch, hình thành các tour du lịch hấp dẫn, đa dạng.
Bình Thuận cũng tập trung nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch hiện có, phát triển các sản phẩm du lịch mới, trước hết là những sản phẩm đặc trưng của địa phương, phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa-lịch sử; tăng cường công tác bảo vệ, xây dựng môi trường du lịch an toàn, văn minh, thân thiện.
Tỉnh Bình Thuận tiếp tục đầu tư cải tạo, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, trước mắt là giao thông; tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch ở địa phương.
Đẩy mạnh việc liên kết với các tỉnh lân cận, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh-Bà Riạ-Vũng Tàu-Bình Thuận-Lâm Đồng, hình thành các tour du lịch hấp dẫn để thu hút khách.
Cùng với đó, tỉnh làm tốt công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến đầu tư du lịch; nâng cao chất lượng và tổ chức tốt các sự kiện văn hóa, thể thao và hoạt động lễ hội trên điạ bàn để thu hút du khách, tạo tiền đề cho du lịch phát triển bền vững.
Những năm qua, du lịch ở Bình Thuận phát triển nhanh, từng bước khẳng định được thương hiệu, vị thế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của điạ phương.
Toàn tỉnh có hơn 400 dự án du lịch được chấp thuận đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 35 dự án đầu tư nước ngoài, tổng vốn đăng ký 61.372 tỷ đồng. Hiện đã có 124 dự án, trong đó có 13 dự án nước ngoài đã hoàn thành đi vào hoạt động.
Các loại hình kinh doanh du lịch, dịch vụ, lữ hành phát triển ngày càng phong phú, hấp dẫn, đã thu hút và kéo dài thời gian đến tham quan, nghỉ dưỡng, lưu trú của khách du lịch trong và ngoài nước.
Năm 2011, lượng khách đến Bình Thuận du lịch đạt xấp xỉ 2,8 triệu lượt người, tăng bình quân hơn 16%, trong đó khách du lịch quốc tế chiếm khoảng 10%, doanh thu hơn 3.352 tỷ đồng, tăng 30% so với năm trước.
Riêng chín tháng đầu năm 2012, Bình Thuận đã đón gần 2,5 triệu lượt khách, doanh thu đạt gần 3.000 tỷ đồng, tăng 25,8% so với cùng kỳ năm 2011./.
Đến năm 2015, tỉnh Bình Thuận cũng phấn đấu thu hút 4,5 triệu lượt khách và doanh thu từ du lịch đạt 7.500 tỷ đồng...
Trên cơ sở khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế hiện có, tỉnh Bình Thuận tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và phát huy trách nhiệm của toàn xã hội tham gia phát triển du lịch trên địa bàn.
Tỉnh hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; điều chỉnh, bổ sung, xây dựng các quy hoạch du lịch cụ thể, chi tiết; bảo đảm du lịch phát triển hài hòa.
Bên cạnh đó, Bình Thuận chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; kết nối các điểm, khu du lịch, hình thành các tour du lịch hấp dẫn, đa dạng.
Bình Thuận cũng tập trung nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch hiện có, phát triển các sản phẩm du lịch mới, trước hết là những sản phẩm đặc trưng của địa phương, phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa-lịch sử; tăng cường công tác bảo vệ, xây dựng môi trường du lịch an toàn, văn minh, thân thiện.
Tỉnh Bình Thuận tiếp tục đầu tư cải tạo, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, trước mắt là giao thông; tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch ở địa phương.
Đẩy mạnh việc liên kết với các tỉnh lân cận, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh-Bà Riạ-Vũng Tàu-Bình Thuận-Lâm Đồng, hình thành các tour du lịch hấp dẫn để thu hút khách.
Cùng với đó, tỉnh làm tốt công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến đầu tư du lịch; nâng cao chất lượng và tổ chức tốt các sự kiện văn hóa, thể thao và hoạt động lễ hội trên điạ bàn để thu hút du khách, tạo tiền đề cho du lịch phát triển bền vững.
Những năm qua, du lịch ở Bình Thuận phát triển nhanh, từng bước khẳng định được thương hiệu, vị thế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của điạ phương.
Toàn tỉnh có hơn 400 dự án du lịch được chấp thuận đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 35 dự án đầu tư nước ngoài, tổng vốn đăng ký 61.372 tỷ đồng. Hiện đã có 124 dự án, trong đó có 13 dự án nước ngoài đã hoàn thành đi vào hoạt động.
Các loại hình kinh doanh du lịch, dịch vụ, lữ hành phát triển ngày càng phong phú, hấp dẫn, đã thu hút và kéo dài thời gian đến tham quan, nghỉ dưỡng, lưu trú của khách du lịch trong và ngoài nước.
Năm 2011, lượng khách đến Bình Thuận du lịch đạt xấp xỉ 2,8 triệu lượt người, tăng bình quân hơn 16%, trong đó khách du lịch quốc tế chiếm khoảng 10%, doanh thu hơn 3.352 tỷ đồng, tăng 30% so với năm trước.
Riêng chín tháng đầu năm 2012, Bình Thuận đã đón gần 2,5 triệu lượt khách, doanh thu đạt gần 3.000 tỷ đồng, tăng 25,8% so với cùng kỳ năm 2011./.
Tấn Hùng (TTXVN)