Giá vàng trong nước sáng nay (8/8) liên tục lập kỷ lục mới, theo ý kiến của nhiều công ty vàng bạc trong nước thì sự khan hiếm từ nguồn cung là nguyên nhân chính dẫn tới việc tăng giá này.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, sự lên giá quá mạnh, bỏ xa cả giá thế giới vài triệu đồng chứng tỏ những dấu hiệu bất thường từ hoạt động kinh doanh vàng trong những ngày gần đây.
Đến cuối giờ trưa nay, giá vàng trong nước vẫn đang dao động ở mức 43,50-44,33 triệu đồng /lượng (mua vào/bán ra), tăng trên 2,5 triệu đồng/lượng so với giá mở cửa. Lúc này thì giá vàng trên thị trường thế giới cũng chạm mốc 1.711 USD/ounce, tăng 20 USD/ounce so với giá mở cửa,
Nếu qui đổi thì giá vàng thế giới vẫn rẻ hơn giá trong nước 2,3 triệu đồng/lượng.
Theo bà Phan Thị Diệu Mỹ, Trưởng phòng kinh doanh Công ty cổ phần vàng bạc đá quí SJC Hà Nội thì nguồn cung đang rất hạn chế và công ty không có nhiều vàng để bán ra.
Các cửa hàng và đại lý của SJC Hà Nội hiện đang đông nghịt người xếp hàng mua và dù công ty phát ra bất kỳ giá nào, người dân cũng sẵn sàng mua vào.
Bảng điện tử của công ty này từ lúc mở cửa buổi sáng đã liên tục thay đổi giá niêm yết, theo bà Mỹ thì công ty không thể đưa ra một mức giá chính xác trước lực cầu tăng mạnh của nhà đầu tư trong khi nguồn cung hạn chế.
"Trong tuần trước công ty còn mua được vàng của người dân, nhưng sáng nay chỉ có bán ra chứ không hề mua được lượng nào," bà Mỹ cho biết.
Một dại diện phòng kinh doanh của Bảo Tín Minh Châu cũng cho hay, giá vàng trong nước đã phá hết mọi kỷ lục từ trước đến nay và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Trong khi đó, lượng mua cũng bất ngờ tăng vọt trong buổi sáng và nhiều thời điểm đã không xác định được mức giá để có thể giảm bớt sức nóng này, nên chênh lệch giữa giá mua và giá bán cũng được giữ ở mức cao, có lúc lên gần 800.000 đồng/lượng.
"Bình thường công ty mua của người dân giá cao thì cũng bán giá cao, nhưng sáng nay không có người nào đem vàng đi bán và chưa có cơ sở để khẳng định chuyện làm giá vì người dân chỉ giao dịch lượng nhỏ, từ 5-7 cây vàng là nhiều," vị này nói.
Nhưng từ một góc độ khác thì một người kinh doanh vàng lâu năm ở Hà Nội cho rằng, nhiều nhà đầu tư lớn đang lợi dụng chính sách hạn chế xuất nhập khẩu vàng hiện nay để đẩy giá vàng lên cao.
Theo phân tích của vị này thì lượng vàng nắm giữ trong dân không còn nhiều do đã bán mạnh ở mức giá 40 triệu đồng/lượng và khi thấy xu hướng tăng giá thì nhiều người đã bắt đầu mua vào.
Bên cạnh đó, tâm lý của một bộ phận không nhỏ người dân cũng góp phần cổ súy cho việc đẩy giá này, bởi lẽ lúc giá lên thì mua bằng được, nhưng khi giá xuống cũng phải bán bằng mọi giá.
"Trong khi xuất khẩu vàng bị hạn chế, còn việc nhập khẩu cũng không được khuyến khích để hạn chế nhập siêu thì cơ hội quay lại đẩy giá vàng trong nước để trục lợi cũng không phải là điều khó hiểu," vị này phân tích.
Do vậy, để bình ổn thị trường vàng trong nước thì chính sách quản lý vàng và tiền tệ cũng phải mang tính dài hạn bởi "một khi giá trong nước liên thông với thế giới thì câu chuyện làm giá sẽ không có cơ hội để phát sinh," vị này nói.
Đại diện của Bảo Tín Minh Châu cũng bày tỏ, để giá vàng trong nước bám sát giá thế giới thì chỉ có giải pháp cho nhập khẩu vàng. Tuy nhiên do chúng ta đang áp dụng nhiều biện pháp để giảm nhập siêu nên việc nhập khẩu cũng là rất khó.
"Có thể cân đối để cho phép các đơn vị xuất khẩu vàng trong đợt vừa qua được nhập một khối lượng vàng nhất định để giảm chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá thế giới," vị này kiến nghị./.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, sự lên giá quá mạnh, bỏ xa cả giá thế giới vài triệu đồng chứng tỏ những dấu hiệu bất thường từ hoạt động kinh doanh vàng trong những ngày gần đây.
Đến cuối giờ trưa nay, giá vàng trong nước vẫn đang dao động ở mức 43,50-44,33 triệu đồng /lượng (mua vào/bán ra), tăng trên 2,5 triệu đồng/lượng so với giá mở cửa. Lúc này thì giá vàng trên thị trường thế giới cũng chạm mốc 1.711 USD/ounce, tăng 20 USD/ounce so với giá mở cửa,
Nếu qui đổi thì giá vàng thế giới vẫn rẻ hơn giá trong nước 2,3 triệu đồng/lượng.
Theo bà Phan Thị Diệu Mỹ, Trưởng phòng kinh doanh Công ty cổ phần vàng bạc đá quí SJC Hà Nội thì nguồn cung đang rất hạn chế và công ty không có nhiều vàng để bán ra.
Các cửa hàng và đại lý của SJC Hà Nội hiện đang đông nghịt người xếp hàng mua và dù công ty phát ra bất kỳ giá nào, người dân cũng sẵn sàng mua vào.
Bảng điện tử của công ty này từ lúc mở cửa buổi sáng đã liên tục thay đổi giá niêm yết, theo bà Mỹ thì công ty không thể đưa ra một mức giá chính xác trước lực cầu tăng mạnh của nhà đầu tư trong khi nguồn cung hạn chế.
"Trong tuần trước công ty còn mua được vàng của người dân, nhưng sáng nay chỉ có bán ra chứ không hề mua được lượng nào," bà Mỹ cho biết.
Một dại diện phòng kinh doanh của Bảo Tín Minh Châu cũng cho hay, giá vàng trong nước đã phá hết mọi kỷ lục từ trước đến nay và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Trong khi đó, lượng mua cũng bất ngờ tăng vọt trong buổi sáng và nhiều thời điểm đã không xác định được mức giá để có thể giảm bớt sức nóng này, nên chênh lệch giữa giá mua và giá bán cũng được giữ ở mức cao, có lúc lên gần 800.000 đồng/lượng.
"Bình thường công ty mua của người dân giá cao thì cũng bán giá cao, nhưng sáng nay không có người nào đem vàng đi bán và chưa có cơ sở để khẳng định chuyện làm giá vì người dân chỉ giao dịch lượng nhỏ, từ 5-7 cây vàng là nhiều," vị này nói.
Nhưng từ một góc độ khác thì một người kinh doanh vàng lâu năm ở Hà Nội cho rằng, nhiều nhà đầu tư lớn đang lợi dụng chính sách hạn chế xuất nhập khẩu vàng hiện nay để đẩy giá vàng lên cao.
Theo phân tích của vị này thì lượng vàng nắm giữ trong dân không còn nhiều do đã bán mạnh ở mức giá 40 triệu đồng/lượng và khi thấy xu hướng tăng giá thì nhiều người đã bắt đầu mua vào.
Bên cạnh đó, tâm lý của một bộ phận không nhỏ người dân cũng góp phần cổ súy cho việc đẩy giá này, bởi lẽ lúc giá lên thì mua bằng được, nhưng khi giá xuống cũng phải bán bằng mọi giá.
"Trong khi xuất khẩu vàng bị hạn chế, còn việc nhập khẩu cũng không được khuyến khích để hạn chế nhập siêu thì cơ hội quay lại đẩy giá vàng trong nước để trục lợi cũng không phải là điều khó hiểu," vị này phân tích.
Do vậy, để bình ổn thị trường vàng trong nước thì chính sách quản lý vàng và tiền tệ cũng phải mang tính dài hạn bởi "một khi giá trong nước liên thông với thế giới thì câu chuyện làm giá sẽ không có cơ hội để phát sinh," vị này nói.
Đại diện của Bảo Tín Minh Châu cũng bày tỏ, để giá vàng trong nước bám sát giá thế giới thì chỉ có giải pháp cho nhập khẩu vàng. Tuy nhiên do chúng ta đang áp dụng nhiều biện pháp để giảm nhập siêu nên việc nhập khẩu cũng là rất khó.
"Có thể cân đối để cho phép các đơn vị xuất khẩu vàng trong đợt vừa qua được nhập một khối lượng vàng nhất định để giảm chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá thế giới," vị này kiến nghị./.
Đức Duy (Vietnam+)