Ngày 6/4, Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội đã chủ trì hội thảo "Thực trạng quản lý giá thuốc tại Việt Nam" nhằm tìm các giải pháp bình ổn giá thuốc phục vụ người bệnh theo hướng công khai, minh bạch.
Tham dự hội thảo là các chuyên gia Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dược, bệnh viện công lập, ngoài công lập ở các địa phương cùng các nhà nghiên cứu.
Theo Tiến sĩ Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục quản lý Dược Việt Nam, thuốc là một mặt hàng đặc biệt phục vụ chăm sóc sức khỏe người dân nhưng cũng phải chịu sự chi phối của cơ chế thị trường.
Việc bình ổn giá thuốc không thể sử dụng biện pháp hành chính buộc phải "đứng im" mà phải chịu sự tác động của cơ chế thị trường nên không tránh khỏi việc tăng hay giảm giá.
Về cơ bản các loại thuốc thiết yếu phục vụ khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế nhà nước (chiếm 76% thị trường thuốc) luôn được cung cấp ổn định.
Theo Tiến sĩ Cường, một số loại thuốc giá cả nằm ngoài tầm kiểm soát, đó là thuốc độc quyền, thuốc biệt dược có đặc tính nổi trội, thuốc ủy thác độc quyền duy nhất trên thị trường nên chưa thể kiểm soát mà chủ yếu do nhà cung cấp đặt giá, dẫn đến tình trạng giá thuốc cao.
Hiện Việt Nam nhập khẩu 90% nguyên liệu phục vụ sản xuất thuốc và trên 50% thuốc sử dụng. Nhiều văn bản chính sách còn thể hiện sự bất cập trong khi số lượng thuốc lưu thông trên thị trường rất lớn, trên 22.000 mặt hàng với hơn 1500 hoạt chất với nhiều chủng loại, hàm lượng,... nên rất khó đưa ra một khung giá chung để quản lý và kiểm soát.
Đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho rằng, theo quy định, việc bác sĩ nhận hoa hồng từ các nhà thuốc hoặc quảng cáo cho một loại thuốc hay một công ty nào đó... là vi phạm quy định ngành y tế cần có biện pháp xử lý nghiêm.
Qua kiểm tra, kiểm soát, các cơ quan chức năng đã phát hiện một vài loại thuốc trong bệnh viện cao gấp 300-400 lần so với giá nhập khẩu; quy chế đầu thầu thuốc theo Thông tư liên tịch số 10 chưa cụ thể, rõ ràng dẫn đến tình trạng một loại thuốc có cùng tên, hàm lượng và cơ sở sản xuất nhưng giá chênh nhau từ vài chục đến vài trăm phần trăm so với giá nhập khẩu.
Đại diện các bệnh viện, Cục Quản lý Dược Việt Nam, Bảo hiểm Y tế... cần sớm sửa đổi Thông tư liên tịch ngày 10/8/2007 hướng dẫn đấu thầu thuốc trong các cơ sở y tế công lập mới khắc phục được những khó khăn, bất cập trong việc bình ổn giá thuốc hiện nay.
Kết luận tại hội thảo, tiến sĩ Nguyễn Văn Tiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, vấn đề tăng giá thuốc thời gian qua chủ yếu là một số thuốc đặc trị và các biệt dược nhưng đã tác động và ảnh hưởng không nhỏ đến xã hội.
Bên cạnh một số thuốc trong danh mục thuốc bảo hiểm do các hình thức quy chế đấu thầu nhỏ lẻ của từng bệnh viện, địa phương đã dẫn đến cùng một số loại thuốc có giá khác nhau.
Trong khi chưa có quy định giữa giá nhập khẩu với giá bán lẻ, các chuyên gia kiến nghị cần thay đổi phương pháp đầu thầu theo hình thức tập trung để góp phần bình ổn thị trường theo hướng công khai, minh bạch giúp người bệnh được sử dụng thuốc với giá hợp lý và hiệu quả nhất./.
Tham dự hội thảo là các chuyên gia Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dược, bệnh viện công lập, ngoài công lập ở các địa phương cùng các nhà nghiên cứu.
Theo Tiến sĩ Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục quản lý Dược Việt Nam, thuốc là một mặt hàng đặc biệt phục vụ chăm sóc sức khỏe người dân nhưng cũng phải chịu sự chi phối của cơ chế thị trường.
Việc bình ổn giá thuốc không thể sử dụng biện pháp hành chính buộc phải "đứng im" mà phải chịu sự tác động của cơ chế thị trường nên không tránh khỏi việc tăng hay giảm giá.
Về cơ bản các loại thuốc thiết yếu phục vụ khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế nhà nước (chiếm 76% thị trường thuốc) luôn được cung cấp ổn định.
Theo Tiến sĩ Cường, một số loại thuốc giá cả nằm ngoài tầm kiểm soát, đó là thuốc độc quyền, thuốc biệt dược có đặc tính nổi trội, thuốc ủy thác độc quyền duy nhất trên thị trường nên chưa thể kiểm soát mà chủ yếu do nhà cung cấp đặt giá, dẫn đến tình trạng giá thuốc cao.
Hiện Việt Nam nhập khẩu 90% nguyên liệu phục vụ sản xuất thuốc và trên 50% thuốc sử dụng. Nhiều văn bản chính sách còn thể hiện sự bất cập trong khi số lượng thuốc lưu thông trên thị trường rất lớn, trên 22.000 mặt hàng với hơn 1500 hoạt chất với nhiều chủng loại, hàm lượng,... nên rất khó đưa ra một khung giá chung để quản lý và kiểm soát.
Đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho rằng, theo quy định, việc bác sĩ nhận hoa hồng từ các nhà thuốc hoặc quảng cáo cho một loại thuốc hay một công ty nào đó... là vi phạm quy định ngành y tế cần có biện pháp xử lý nghiêm.
Qua kiểm tra, kiểm soát, các cơ quan chức năng đã phát hiện một vài loại thuốc trong bệnh viện cao gấp 300-400 lần so với giá nhập khẩu; quy chế đầu thầu thuốc theo Thông tư liên tịch số 10 chưa cụ thể, rõ ràng dẫn đến tình trạng một loại thuốc có cùng tên, hàm lượng và cơ sở sản xuất nhưng giá chênh nhau từ vài chục đến vài trăm phần trăm so với giá nhập khẩu.
Đại diện các bệnh viện, Cục Quản lý Dược Việt Nam, Bảo hiểm Y tế... cần sớm sửa đổi Thông tư liên tịch ngày 10/8/2007 hướng dẫn đấu thầu thuốc trong các cơ sở y tế công lập mới khắc phục được những khó khăn, bất cập trong việc bình ổn giá thuốc hiện nay.
Kết luận tại hội thảo, tiến sĩ Nguyễn Văn Tiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, vấn đề tăng giá thuốc thời gian qua chủ yếu là một số thuốc đặc trị và các biệt dược nhưng đã tác động và ảnh hưởng không nhỏ đến xã hội.
Bên cạnh một số thuốc trong danh mục thuốc bảo hiểm do các hình thức quy chế đấu thầu nhỏ lẻ của từng bệnh viện, địa phương đã dẫn đến cùng một số loại thuốc có giá khác nhau.
Trong khi chưa có quy định giữa giá nhập khẩu với giá bán lẻ, các chuyên gia kiến nghị cần thay đổi phương pháp đầu thầu theo hình thức tập trung để góp phần bình ổn thị trường theo hướng công khai, minh bạch giúp người bệnh được sử dụng thuốc với giá hợp lý và hiệu quả nhất./.
Nhật Minh (Vietnam+)