Ông Nguyễn Thanh Ngọc - Giám đốc Công ty Lương thực Bạc Liêu cho biết ngay sau khi công ty triển khai mua 16.000 tấn gạo dự trữ, tương đương trên 30.000 tấn lúa, giá lúa trên thị trường Bạc Liêu ngay lập tức đã chặn được đà "lao dốc'' và bình ổn trở lại.
Giá lúa hiện đang dao động ở mức từ 4.000-5.000 đồng/kg.
Các thương lái tiếp tục xuống Bạc Liêu để tìm mua lúa, gạo, khắc phục được tình trạng thị trường lương thực bị đóng băng.
Giá mua gạo được các cửa hàng của Công ty Lương thực Bạc Liêu niêm yết công khai.
Trong tháng 2, công ty đã mua trên 3.000 tấn gạo đạt tiêu chuẩn chế biến xuất khẩu dự trữ; tiêu thụ nội địa trên 7.300 tấn gạo.
Khó khăn hiện nay của công ty là thiếu kho chứa nếu phải mua hàng dự trữ quá lớn. Ngoài ra, vốn để mua gạo dự trữ cũng là một trong những trở ngại đối với công ty.
Trong khi đó, các huyện vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Long An đang bước vào vụ thu hoạch và đã thu hoạch gần 40.000ha/180.000ha, với năng suất đạt từ 6,5-7 tấn/ha, có nơi đạt 8-9 tấn/ha.
Có thể nói đây là năm mà nông dân ở vùng lũ trúng mùa so với từ trước đến nay.
Tuy trúng mùa, nông dân vẫn còn băn khoăn lo ngại bởi giá lúa hiện nay giảm thấp, thị trường tiêu thụ chậm.
Để khắc phục tình trạng trên, hiện nay Công ty lương thực Long An triển khai kế hoạch thu mua 300.000 tấn lúa ở vụ Đông Xuân giúp bà con tiêu thụ lúa hàng hóa.
Ngành lương thực phối hợp với các huyện có nhiều lúa hàng hóa như Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh tổ chức các trạm thu mua ở các trục đầu mối giao thông đường thủy, đường bộ, các xã vùng sâu, vùng xa, đảm bảo nông dân có lãi từ 30-40%./.
Giá lúa hiện đang dao động ở mức từ 4.000-5.000 đồng/kg.
Các thương lái tiếp tục xuống Bạc Liêu để tìm mua lúa, gạo, khắc phục được tình trạng thị trường lương thực bị đóng băng.
Giá mua gạo được các cửa hàng của Công ty Lương thực Bạc Liêu niêm yết công khai.
Trong tháng 2, công ty đã mua trên 3.000 tấn gạo đạt tiêu chuẩn chế biến xuất khẩu dự trữ; tiêu thụ nội địa trên 7.300 tấn gạo.
Khó khăn hiện nay của công ty là thiếu kho chứa nếu phải mua hàng dự trữ quá lớn. Ngoài ra, vốn để mua gạo dự trữ cũng là một trong những trở ngại đối với công ty.
Trong khi đó, các huyện vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Long An đang bước vào vụ thu hoạch và đã thu hoạch gần 40.000ha/180.000ha, với năng suất đạt từ 6,5-7 tấn/ha, có nơi đạt 8-9 tấn/ha.
Có thể nói đây là năm mà nông dân ở vùng lũ trúng mùa so với từ trước đến nay.
Tuy trúng mùa, nông dân vẫn còn băn khoăn lo ngại bởi giá lúa hiện nay giảm thấp, thị trường tiêu thụ chậm.
Để khắc phục tình trạng trên, hiện nay Công ty lương thực Long An triển khai kế hoạch thu mua 300.000 tấn lúa ở vụ Đông Xuân giúp bà con tiêu thụ lúa hàng hóa.
Ngành lương thực phối hợp với các huyện có nhiều lúa hàng hóa như Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh tổ chức các trạm thu mua ở các trục đầu mối giao thông đường thủy, đường bộ, các xã vùng sâu, vùng xa, đảm bảo nông dân có lãi từ 30-40%./.
Cao Thăng-Thanh Tuấn (Vietnam+)