Ngày 11/7, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương đã thông qua chủ trương thành lập Trung tâm Logistics hiện đại có diện tích gần 100ha nhằm thực hiện trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020.
Theo ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, Bình Dương là địa phương rất thuận lợi với hai con sông Đồng Nai và Sài Gòn, nếu tận dụng tốt dịch vụ vận tải đường thủy sẽ giảm được chi phí bằng 1/2 đường bộ.
Việc quy hoạch Trung tâm Logistics là chiến lược để phục vụ nền sản xuất công nghiệp sau khi Bình Dương trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020. Đặc biệt, Trung tâm này sẽ đón đầu hạ tầng kết nối trong khu vực như cảng nước sâu Thị Vải và sân bay quốc tế Long Thành trong tương lai.
“Việc thành lập trung tâm quan trọng nhằm thúc đẩy thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, nhằm đưa Bình Dương trở thành trung tâm logistics hướng đến tầm quốc tế,” ông Cung đánh giá.
Trung tâm Logistics đặt tại phía Nam thị xã Dĩ An, giáp ranh với địa bàn tỉnh Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là trục giao thông thuận lợi nằm gần nhiều cảng trong khu vực, trong đó Bình Dương đặt quy hoạch phía bờ sông Đồng Nai để khai thác loại hình trung chuyển hàng hóa bằng đường sông.
Hiện nay, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm của Bình Dương đạt xấp xỉ 25 tỷ USD. Việc vận chuyển hàng hóa lên đến 72,6 triệu tấn mỗi năm.
Hiện toàn tỉnh có 41 doanh nghiệp hợp tác xã vận tải nằm trong hệ thống logistics đã thực hiện vận chuyển hàng hóa chủ yếu bằng đường bộ. Tuy nhiên, hạn chế từ vận tải đường thủy đã đội thêm chi phí cho doanh nghiệp và giá thành hàng hóa gây khó khăn cạnh tranh trên thị trường.
Mục tiêu hiện đại hóa cho ngành vận tải và việc thành lập Trung tâm Logistics nhằm tạo ra nhiều cơ hội phát triển ngành dịch vụ chất lượng cao, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp, thương mại và lưu chuyển hàng hóa nội địa ngày càng bền vững./.
Theo ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, Bình Dương là địa phương rất thuận lợi với hai con sông Đồng Nai và Sài Gòn, nếu tận dụng tốt dịch vụ vận tải đường thủy sẽ giảm được chi phí bằng 1/2 đường bộ.
Việc quy hoạch Trung tâm Logistics là chiến lược để phục vụ nền sản xuất công nghiệp sau khi Bình Dương trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020. Đặc biệt, Trung tâm này sẽ đón đầu hạ tầng kết nối trong khu vực như cảng nước sâu Thị Vải và sân bay quốc tế Long Thành trong tương lai.
“Việc thành lập trung tâm quan trọng nhằm thúc đẩy thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, nhằm đưa Bình Dương trở thành trung tâm logistics hướng đến tầm quốc tế,” ông Cung đánh giá.
Trung tâm Logistics đặt tại phía Nam thị xã Dĩ An, giáp ranh với địa bàn tỉnh Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là trục giao thông thuận lợi nằm gần nhiều cảng trong khu vực, trong đó Bình Dương đặt quy hoạch phía bờ sông Đồng Nai để khai thác loại hình trung chuyển hàng hóa bằng đường sông.
Hiện nay, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm của Bình Dương đạt xấp xỉ 25 tỷ USD. Việc vận chuyển hàng hóa lên đến 72,6 triệu tấn mỗi năm.
Hiện toàn tỉnh có 41 doanh nghiệp hợp tác xã vận tải nằm trong hệ thống logistics đã thực hiện vận chuyển hàng hóa chủ yếu bằng đường bộ. Tuy nhiên, hạn chế từ vận tải đường thủy đã đội thêm chi phí cho doanh nghiệp và giá thành hàng hóa gây khó khăn cạnh tranh trên thị trường.
Mục tiêu hiện đại hóa cho ngành vận tải và việc thành lập Trung tâm Logistics nhằm tạo ra nhiều cơ hội phát triển ngành dịch vụ chất lượng cao, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp, thương mại và lưu chuyển hàng hóa nội địa ngày càng bền vững./.
Dương Chí Tưởng (TTXVN)