Ngày 13/10, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cùng Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng và lãnh đạo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục-Đào tạo... đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Dương và đến thăm các công ty trong Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore 1 (VSIP 1) để tìm hiểu công tác chăm lo đời sống của công nhân lao động trên địa bàn.
Phó Chủ tịch nước đã đến thăm Công ty trách nhiệm hữu hạn Showa Gloves Việt Nam chuyên sản xuất các sản phẩm găng tay gia dụng, găng tay công nghiệp và Công ty trách nhiệm hữu hạn URC Việt Nam sản xuất nước giải khát, bánh-kẹo-mứt có 100% vốn nước ngoài, 2 đơn vị giải quyết việc làm cho trên 2.000 lao động.
Tại 2 công ty, Phó Chủ tịch nước và các thành viên đã tìm hiểu tình hình đời sống, việc làm của công nhân; việc tổ chức công đoàn và ký kết thỏa ước lao động tập thể; việc nâng lương công nhân theo quy định của pháp luật; việc tổ chức nơi ở cho công nhân... đồng thời thăm động viên công nhân đang làm việc ở phân xưởng cũng như thăm ký túc xá công nhân của Công ty trách nhiệm hữu hạn Showa Gloves Việt Nam...
Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Dương, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Huỳnh Văn Nhị cùng lãnh đạo các Sở, ngành đã báo cáo với Phó Chủ tịch nước về điều kiện việc làm, thực trạng đời sống người lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Tính đến tháng Sáu năm nay, tỉnh Bình Dương có trên 744.000 lao động làm việc trong các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong 24 Khu công nghiệp, 3 Cụm công nghiệp và phía bên ngoài các khu cụm công nghiệp; trong đó lao động nữ chiếm khoảng 70%, lao động ngoài tỉnh chiếm 85%. Trong thời gian qua lãnh đạo tỉnh và các cấp đã quan tâm chăm lo đời sống của công nhân lao động trên địa bàn.
Tuy nhiên do số lượng doanh nghiệp tăng nhanh đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, số lao động nhập cư khá lớn làm tăng nhiều nhu cầu ngoài kế hoạch; công tác quản lý còn nhiều bất cập dẫn đến tình trạng còn xảy ra người sử dụng lao động vi phạm pháp luật lao động như không ký hợp đồng lao động, không tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, vi phạm về việc trả lương, thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi của người lao động... gây bức xúc dẫn đến tranh chấp lao động và đình công. Nhìn chung thu nhập của người lao động ở các doanh nghiệp còn thấp so với tình hình giá cả hiện nay, việc học hành giải trí còn hạn chế.
Tỉnh Bình Dương cũng kiến nghị một số vấn đề liên quan tới chính sách nhằm đảm bảo việc làm, tiền lương phù hợp; cải thiện điều kiện làm việc, đào tạo nghề; nhà ở, trường học (nhà trẻ, mẫu giáo); xây dựng phát triển các thiết chế văn hóa phục vụ đời sống tinh thần của công nhân. Có cơ chế, chính sách ưu đãi khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân lao động...
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đánh giá cao tỉnh Bình Dương có nhiều cố gắng trong việc chăm lo đời sống việc làm cho công nhân lao động trên địa bàn trong thời gian qua cũng như một số chương trình, định hướng trong thời gian tới như Chương trình xây dựng Nhà ở xã hội của tỉnh giai đoạn 2011-2015.
Tuy nhiên ghi nhận tình hình thực tế ở Bình Dương, hiện đời sống-việc làm của công nhân lao động có nhiều mặt hạn chế, khó khăn như chế độ tiền lương bất cập; chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn điểm chưa phù hợp, người sử dụng lao động chấp hành chưa tốt chính sách; thiếu trường học (mầm non, mẫu giáo) cho con em công nhân...
Bà Nguyễn Thị Doan yêu cầu phải tìm ra nguyên nhân của từng vấn đề và có giải pháp khắc phục để tạo việc làm, đào tạo nghề, chăm lo đời sống của đội ngũ công nhân. Chính phủ, Tổng liên đoàn Lao động sẽ tập trung nghiên cứu các văn bản pháp luật còn chưa phù hợp gây ảnh hưởng đến nghĩa vụ và quyền lợi của công nhân (thang bảng lương, bảo hiểm xã hội...); các cơ quan Trung ương liên quan xây dựng các chính sách ưu đãi, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà trẻ, mẫu giáo cũng như các điều kiện chăm lo đời sống công nhân lao động.
Phó Chủ tịch nước đề nghị lãnh đạo và các ngành chức năng của tỉnh Bình Dương phải quan tâm công tác đào tạo nghề cho công nhân lao động vì hiện tỷ lệ qua đào tạo chưa cao; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm, thực hiện chưa tốt các quy định pháp luật về lao động như ký kết thỏa ước lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và duy trì định kỳ việc lãnh đạo tỉnh đối thoại với công nhân, với doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ các khó khăn của doanh nghiệp cũng như đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động.
Đồng thời, tỉnh cũng phải nâng cao năng lực hoạt động của các cấp công đoàn nhằm phát huy đầy đủ vai trò đại diện cho quyền lợi của người lao động.../.
Phó Chủ tịch nước đã đến thăm Công ty trách nhiệm hữu hạn Showa Gloves Việt Nam chuyên sản xuất các sản phẩm găng tay gia dụng, găng tay công nghiệp và Công ty trách nhiệm hữu hạn URC Việt Nam sản xuất nước giải khát, bánh-kẹo-mứt có 100% vốn nước ngoài, 2 đơn vị giải quyết việc làm cho trên 2.000 lao động.
Tại 2 công ty, Phó Chủ tịch nước và các thành viên đã tìm hiểu tình hình đời sống, việc làm của công nhân; việc tổ chức công đoàn và ký kết thỏa ước lao động tập thể; việc nâng lương công nhân theo quy định của pháp luật; việc tổ chức nơi ở cho công nhân... đồng thời thăm động viên công nhân đang làm việc ở phân xưởng cũng như thăm ký túc xá công nhân của Công ty trách nhiệm hữu hạn Showa Gloves Việt Nam...
Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Dương, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Huỳnh Văn Nhị cùng lãnh đạo các Sở, ngành đã báo cáo với Phó Chủ tịch nước về điều kiện việc làm, thực trạng đời sống người lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Tính đến tháng Sáu năm nay, tỉnh Bình Dương có trên 744.000 lao động làm việc trong các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong 24 Khu công nghiệp, 3 Cụm công nghiệp và phía bên ngoài các khu cụm công nghiệp; trong đó lao động nữ chiếm khoảng 70%, lao động ngoài tỉnh chiếm 85%. Trong thời gian qua lãnh đạo tỉnh và các cấp đã quan tâm chăm lo đời sống của công nhân lao động trên địa bàn.
Tuy nhiên do số lượng doanh nghiệp tăng nhanh đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, số lao động nhập cư khá lớn làm tăng nhiều nhu cầu ngoài kế hoạch; công tác quản lý còn nhiều bất cập dẫn đến tình trạng còn xảy ra người sử dụng lao động vi phạm pháp luật lao động như không ký hợp đồng lao động, không tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, vi phạm về việc trả lương, thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi của người lao động... gây bức xúc dẫn đến tranh chấp lao động và đình công. Nhìn chung thu nhập của người lao động ở các doanh nghiệp còn thấp so với tình hình giá cả hiện nay, việc học hành giải trí còn hạn chế.
Tỉnh Bình Dương cũng kiến nghị một số vấn đề liên quan tới chính sách nhằm đảm bảo việc làm, tiền lương phù hợp; cải thiện điều kiện làm việc, đào tạo nghề; nhà ở, trường học (nhà trẻ, mẫu giáo); xây dựng phát triển các thiết chế văn hóa phục vụ đời sống tinh thần của công nhân. Có cơ chế, chính sách ưu đãi khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân lao động...
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đánh giá cao tỉnh Bình Dương có nhiều cố gắng trong việc chăm lo đời sống việc làm cho công nhân lao động trên địa bàn trong thời gian qua cũng như một số chương trình, định hướng trong thời gian tới như Chương trình xây dựng Nhà ở xã hội của tỉnh giai đoạn 2011-2015.
Tuy nhiên ghi nhận tình hình thực tế ở Bình Dương, hiện đời sống-việc làm của công nhân lao động có nhiều mặt hạn chế, khó khăn như chế độ tiền lương bất cập; chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn điểm chưa phù hợp, người sử dụng lao động chấp hành chưa tốt chính sách; thiếu trường học (mầm non, mẫu giáo) cho con em công nhân...
Bà Nguyễn Thị Doan yêu cầu phải tìm ra nguyên nhân của từng vấn đề và có giải pháp khắc phục để tạo việc làm, đào tạo nghề, chăm lo đời sống của đội ngũ công nhân. Chính phủ, Tổng liên đoàn Lao động sẽ tập trung nghiên cứu các văn bản pháp luật còn chưa phù hợp gây ảnh hưởng đến nghĩa vụ và quyền lợi của công nhân (thang bảng lương, bảo hiểm xã hội...); các cơ quan Trung ương liên quan xây dựng các chính sách ưu đãi, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà trẻ, mẫu giáo cũng như các điều kiện chăm lo đời sống công nhân lao động.
Phó Chủ tịch nước đề nghị lãnh đạo và các ngành chức năng của tỉnh Bình Dương phải quan tâm công tác đào tạo nghề cho công nhân lao động vì hiện tỷ lệ qua đào tạo chưa cao; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm, thực hiện chưa tốt các quy định pháp luật về lao động như ký kết thỏa ước lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và duy trì định kỳ việc lãnh đạo tỉnh đối thoại với công nhân, với doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ các khó khăn của doanh nghiệp cũng như đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động.
Đồng thời, tỉnh cũng phải nâng cao năng lực hoạt động của các cấp công đoàn nhằm phát huy đầy đủ vai trò đại diện cho quyền lợi của người lao động.../.
Quách Lắm (TTXVN/Vietnam+)