Ngày 22/2, Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Dương đã ký kết với tổ chức dự án quản lý nhà nước về môi trường cấp tỉnh tại Việt Nam (VPEG) của Canada thực hiện cải thiện suối Bưng Cù - con suối đang gánh chịu nguồn nước ô nhiễm 15.000m3/ngày đêm trước khi chảy ra lưu vực sông Đồng Nai.
Theo khảo sát của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương, hiện suối Bưng Cù tiếp nhận nước thải của hơn 100 doanh nghiệp và gần 1.600 nhà trọ nằm trên địa bàn huyện Tân Uyên và thị xã Thuận An với lưu lượng nước thải khoảng 15.000m3/ngày đêm chưa qua xử lý, gây ô nhiễm nặng cho suối Bưng Cù.
Kết quả quan trắc chất lượng nước suối Bưng Cù cho thấy, nồng độ COD từ 72-94 mg/l, vượt quy chuẩn từ 2,5-3 lần, NH4-N từ 8,2-12,7 vượt quy chuẩn từ 16,4-25,3 lần. Tình hình ô nhiễm tại lưu vực suối Bưng Cù diễn biến phức tạp, theo chiều hướng ngày càng gia tăng và trở thành “điểm nóng môi trường” trên địa bàn tỉnh.
Đại diện Dự án VPEG tại Việt Nam các chuyên gia Canada cho rằng, giảm thiểu ô nhiễm tốt nhất là cách tiếp cận tập thể, phối hợp chặt chẽ giữa các đối tượng liên quan có trách nhiệm chung trong việc bảo vệ môi trường. Hy vọng đây là dự án trình diễn tốt nhất, có hiệu quả nhất để làm mô hình mẫu thực hiện cải thiện cho các kênh, sông khác còn ô nhiễm ở Bình Dương. Mục tiêu của dự án nhằm kiểm soát các nguồn thải và giảm thiểu ô nhiễm môi trường khu vực suối Bưng Cù trực tiếp tại cộng đồng.
Phối hợp các doanh nghiệp, địa phương tiến hành điều tra, thống kê các nguồn thải vào lưu vực suối Bưng Cù, khảo sát chi tiết 100 cơ sở doanh nghiệp và các nhà trọ; tiến hành kế hoạch quan trắc chất lượng nước mặt và các nguồn thải ở 48 CSDN và 22 điểm xã… Khi đó tìm ra "phương thức trị liệu" xử lý dứt điểm các nguồn xả thải gây ô nhiễm suối Bưng Cù, còn góp phần nâng cao trách nhiệm và trình độ cán bộ trong quản lý ô nhiễm công nghiệp và lưu vực sông./.
Theo khảo sát của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương, hiện suối Bưng Cù tiếp nhận nước thải của hơn 100 doanh nghiệp và gần 1.600 nhà trọ nằm trên địa bàn huyện Tân Uyên và thị xã Thuận An với lưu lượng nước thải khoảng 15.000m3/ngày đêm chưa qua xử lý, gây ô nhiễm nặng cho suối Bưng Cù.
Kết quả quan trắc chất lượng nước suối Bưng Cù cho thấy, nồng độ COD từ 72-94 mg/l, vượt quy chuẩn từ 2,5-3 lần, NH4-N từ 8,2-12,7 vượt quy chuẩn từ 16,4-25,3 lần. Tình hình ô nhiễm tại lưu vực suối Bưng Cù diễn biến phức tạp, theo chiều hướng ngày càng gia tăng và trở thành “điểm nóng môi trường” trên địa bàn tỉnh.
Đại diện Dự án VPEG tại Việt Nam các chuyên gia Canada cho rằng, giảm thiểu ô nhiễm tốt nhất là cách tiếp cận tập thể, phối hợp chặt chẽ giữa các đối tượng liên quan có trách nhiệm chung trong việc bảo vệ môi trường. Hy vọng đây là dự án trình diễn tốt nhất, có hiệu quả nhất để làm mô hình mẫu thực hiện cải thiện cho các kênh, sông khác còn ô nhiễm ở Bình Dương. Mục tiêu của dự án nhằm kiểm soát các nguồn thải và giảm thiểu ô nhiễm môi trường khu vực suối Bưng Cù trực tiếp tại cộng đồng.
Phối hợp các doanh nghiệp, địa phương tiến hành điều tra, thống kê các nguồn thải vào lưu vực suối Bưng Cù, khảo sát chi tiết 100 cơ sở doanh nghiệp và các nhà trọ; tiến hành kế hoạch quan trắc chất lượng nước mặt và các nguồn thải ở 48 CSDN và 22 điểm xã… Khi đó tìm ra "phương thức trị liệu" xử lý dứt điểm các nguồn xả thải gây ô nhiễm suối Bưng Cù, còn góp phần nâng cao trách nhiệm và trình độ cán bộ trong quản lý ô nhiễm công nghiệp và lưu vực sông./.
Dương Chí Tưởng (TTXVN/Vietnam+)