Năm 2011, Bình Định đã xây dựng chương trình hành động phát triển nhanh và bền vững ngành du lịch. Nguồn vốn huy động dành cho phát triển du lịch trong giai đoạn này khoảng trên 7.000 tỷ đồng, trong đó vốn từ ngân sách nhà nước trên 1.067 tỷ đồng và vốn của các doanh nghiệp đầu tư trên 5.923 tỷ đồng.
Theo đó, du lịch phấn đấu trở thành một ngành kinh tế quan trọng để chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xứng đáng với vai trò là một tỉnh trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung. Trước mắt, Bình Định tập trung xây dựng các chương trình để tham gia năm Du lịch Quốc gia duyên hải Nam Trung Bộ 2011 và Festival Lâm sản Việt Nam lần thứ nhất được tổ chức tại tỉnh vào cuối tháng 3/2011.
Trong giai đoạn 2011-2015, Bình Định đẩy nhanh quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các khu du lịch trọng điểm như Trung Lương, Vĩnh Hội, Hải Giang, dọc đường Quy Nhơn-sông Cầu và đầu tư phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch.
Tỉnh ưu tiên phát triển 2 loại hình du lịch nổi bật là du lịch sinh thái và lịch sử văn hoá và kết hợp với các sản phẩm du dịch khác theo 3 tuyến Quy Nhơn-sông Cầu, để khai thác các điểm du lịch ở Ghềnh Ráng, Vũng Chua, Xuân Vân, Bãi Xép, Bãi Dại, đảo yến và các điểm lặn biển; đầu tư xây dựng khu du lịch Hồ Phú Hòa-đèo Son, các di tích lịch sử văn hóa gắn với di tích mộ Hàn Mặc Tử; tuyến Quy Nhơn-An Nhơn-Tây Sơn, phát triển loại hình du lịch lịch sử văn hóa và sinh thái...
Bình Định cũng phát huy lợi thế của 38 làng nghề truyền thống; xây dựng tuyến du lịch sinh thái như Hầm Hô, Núi Một... phát triển loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, tắm biển và thể thao trên biển.
Bình Định khuyến khích các nhà đầu tư trong ngoài nước xây dựng các khu du lịch hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế; phát triển khu du lịch ven đầm Thị Nại gắn với khôi phục rừng ngập mặn Cồn Chim - đầm Thị Nại. Với lợi thế là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, Bình Định đẩy mạnh chương trình quảng bá và xúc tiến du lịch, tổ chức các sự kiện như Festival Tây Sơn, biển, võ cổ truyền.
Bên cạnh mở rộng thị trường du lịch trong nước, Bình Định cũng chú trọng mở rộng thị trường du lịch ở nước ngoài, đặc biệt là các nước láng giềng như Lào, Campuchia, Thái Lan.
Trong 5 năm qua (2006-2010) khách du lịch đến Bình Định đã có bước phát triển khởi sắc với tốc độ tăng bình quân 25,7%/năm.
Riêng năm 2010, khách du lịch đến tỉnh Bình Định đạt trên 970.000 lượt người, tăng 25%, trong đó khách quốc tế đạt 79.015 lượt người, tăng 38,6% so cùng kỳ năm trước và đưa doanh thu du lịch thuần túy của tỉnh đạt trên 276 tỷ đồng, tăng 29 % so với cùng kỳ năm trước./.
Theo đó, du lịch phấn đấu trở thành một ngành kinh tế quan trọng để chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xứng đáng với vai trò là một tỉnh trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung. Trước mắt, Bình Định tập trung xây dựng các chương trình để tham gia năm Du lịch Quốc gia duyên hải Nam Trung Bộ 2011 và Festival Lâm sản Việt Nam lần thứ nhất được tổ chức tại tỉnh vào cuối tháng 3/2011.
Trong giai đoạn 2011-2015, Bình Định đẩy nhanh quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các khu du lịch trọng điểm như Trung Lương, Vĩnh Hội, Hải Giang, dọc đường Quy Nhơn-sông Cầu và đầu tư phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch.
Tỉnh ưu tiên phát triển 2 loại hình du lịch nổi bật là du lịch sinh thái và lịch sử văn hoá và kết hợp với các sản phẩm du dịch khác theo 3 tuyến Quy Nhơn-sông Cầu, để khai thác các điểm du lịch ở Ghềnh Ráng, Vũng Chua, Xuân Vân, Bãi Xép, Bãi Dại, đảo yến và các điểm lặn biển; đầu tư xây dựng khu du lịch Hồ Phú Hòa-đèo Son, các di tích lịch sử văn hóa gắn với di tích mộ Hàn Mặc Tử; tuyến Quy Nhơn-An Nhơn-Tây Sơn, phát triển loại hình du lịch lịch sử văn hóa và sinh thái...
Bình Định cũng phát huy lợi thế của 38 làng nghề truyền thống; xây dựng tuyến du lịch sinh thái như Hầm Hô, Núi Một... phát triển loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, tắm biển và thể thao trên biển.
Bình Định khuyến khích các nhà đầu tư trong ngoài nước xây dựng các khu du lịch hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế; phát triển khu du lịch ven đầm Thị Nại gắn với khôi phục rừng ngập mặn Cồn Chim - đầm Thị Nại. Với lợi thế là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, Bình Định đẩy mạnh chương trình quảng bá và xúc tiến du lịch, tổ chức các sự kiện như Festival Tây Sơn, biển, võ cổ truyền.
Bên cạnh mở rộng thị trường du lịch trong nước, Bình Định cũng chú trọng mở rộng thị trường du lịch ở nước ngoài, đặc biệt là các nước láng giềng như Lào, Campuchia, Thái Lan.
Trong 5 năm qua (2006-2010) khách du lịch đến Bình Định đã có bước phát triển khởi sắc với tốc độ tăng bình quân 25,7%/năm.
Riêng năm 2010, khách du lịch đến tỉnh Bình Định đạt trên 970.000 lượt người, tăng 25%, trong đó khách quốc tế đạt 79.015 lượt người, tăng 38,6% so cùng kỳ năm trước và đưa doanh thu du lịch thuần túy của tỉnh đạt trên 276 tỷ đồng, tăng 29 % so với cùng kỳ năm trước./.
Viết Ý (TTXVN/Vietnam+)