Tổ chức lương nông Liên hợp quốc (FAO) cho rằng, phụ nữ nông thôn nếu có quyền tiếp cận bình đẳng các phương tiện sản xuất như đất đai, dịch vụ tài chính, giáo dục và công nghệ có thể giúp làm tăng sản lượng nông nghiệp lên đủ đáp ứng cho thêm 150 triệu người.
Trong báo cáo "Tình hình lương thực và nông nghiệp" công bố ngày 7/3, FAO lý giải đất nông nghiệp do phụ nữ quản lý cho năng suất thấp hơn so với những diện tích đất canh tác do nam giới quản lý là vì phụ nữ không được tiếp cận nguồn vốn một cách bình đẳng.
Nếu được trao quyền tiếp cận các nguồn lực bình đẳng với nam giới, phụ nữ ở các nước đang phát triển có thể tăng sản lượng trên các thửa ruộng mà họ canh tác lên từ 20-30% và nhờ đó giúp nâng tổng sản lượng nông nghiệp của các nước nghèo tăng lên từ 2,5 đến 4%. Sản lượng nông nghiệp tăng thêm đó có thể giúp làm giảm 12-17% số người đói nghèo trên thế giới, tương đương từ 100 đến 150 triệu người.
FAO cho biết, phụ nữ chiếm khoảng 43% lực lượng làm nông nghiệp ở các nước đang phát triển, trong đó khoảng 20% ở khu vực châu Mỹ Latin và 50% ở khu vực Đông Á, Đông Nam Á và châu Phi. Tuy nhiên, phụ nữ thường chỉ được làm những công việc có thu nhập thấp và ít được bảo đảm như các công việc thời vụ, bán thời gian.
Phụ nữ vẫn bị đối xử phân biệt trong việc tiếp cận các nguồn lực nông nghiệp như đất đai, giáo dục, dịch vụ tài chính, tín dụng, phân bón và các thiết bị nông nghiệp. Ở tất cả các khu vực, nhìn chung phụ nữ được tiếp cận với đất nông nghiệp ít hơn nam giới.
Những số liệu có sẵn cho thấy, ở các nước đang phát triển, chỉ 3-20% chủ sở hữu đất là phụ nữ, trong khi phụ nữ chiếm từ 20-50% lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực này.
Theo Tổng giám đốc FAO Jacques Diouf, bình đẳng giới không chỉ là một ý tưởng cao quý, mà nó còn quan trọng, mang tích cốt yếu cho sự phát triển nông nghiệp và an ninh lương thực.
Ông khẳng định cần phải thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ trong nông nghiệp để chiến thắng bền vững trong cuộc chiến chống đói nghèo.
Tổng giám đốc nhần mạnh cần xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, đảm bảo rằng việc tiếp cận các nguồn lực bình đẳng hơn. Các chính sách, chương trình nông nghiệp cũng cần quan tâm đến vấn đề giới tính và làm cho tiếng nói của phụ nữ được quan tâm khi đưa ra các quyết định ở mọi cấp độ. Phụ nữ phải được nhìn nhận là những đối tác bình đẳng trong phát triển bền vững./.
Trong báo cáo "Tình hình lương thực và nông nghiệp" công bố ngày 7/3, FAO lý giải đất nông nghiệp do phụ nữ quản lý cho năng suất thấp hơn so với những diện tích đất canh tác do nam giới quản lý là vì phụ nữ không được tiếp cận nguồn vốn một cách bình đẳng.
Nếu được trao quyền tiếp cận các nguồn lực bình đẳng với nam giới, phụ nữ ở các nước đang phát triển có thể tăng sản lượng trên các thửa ruộng mà họ canh tác lên từ 20-30% và nhờ đó giúp nâng tổng sản lượng nông nghiệp của các nước nghèo tăng lên từ 2,5 đến 4%. Sản lượng nông nghiệp tăng thêm đó có thể giúp làm giảm 12-17% số người đói nghèo trên thế giới, tương đương từ 100 đến 150 triệu người.
FAO cho biết, phụ nữ chiếm khoảng 43% lực lượng làm nông nghiệp ở các nước đang phát triển, trong đó khoảng 20% ở khu vực châu Mỹ Latin và 50% ở khu vực Đông Á, Đông Nam Á và châu Phi. Tuy nhiên, phụ nữ thường chỉ được làm những công việc có thu nhập thấp và ít được bảo đảm như các công việc thời vụ, bán thời gian.
Phụ nữ vẫn bị đối xử phân biệt trong việc tiếp cận các nguồn lực nông nghiệp như đất đai, giáo dục, dịch vụ tài chính, tín dụng, phân bón và các thiết bị nông nghiệp. Ở tất cả các khu vực, nhìn chung phụ nữ được tiếp cận với đất nông nghiệp ít hơn nam giới.
Những số liệu có sẵn cho thấy, ở các nước đang phát triển, chỉ 3-20% chủ sở hữu đất là phụ nữ, trong khi phụ nữ chiếm từ 20-50% lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực này.
Theo Tổng giám đốc FAO Jacques Diouf, bình đẳng giới không chỉ là một ý tưởng cao quý, mà nó còn quan trọng, mang tích cốt yếu cho sự phát triển nông nghiệp và an ninh lương thực.
Ông khẳng định cần phải thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ trong nông nghiệp để chiến thắng bền vững trong cuộc chiến chống đói nghèo.
Tổng giám đốc nhần mạnh cần xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, đảm bảo rằng việc tiếp cận các nguồn lực bình đẳng hơn. Các chính sách, chương trình nông nghiệp cũng cần quan tâm đến vấn đề giới tính và làm cho tiếng nói của phụ nữ được quan tâm khi đưa ra các quyết định ở mọi cấp độ. Phụ nữ phải được nhìn nhận là những đối tác bình đẳng trong phát triển bền vững./.
(TTXVN/Vietnam+)