Đến cố đô Kyoto của Nhật Bản, sẽ thật đáng tiếc nếu du khách không ghé vào quán trà Bikoen để cảm nhận một trong những nét văn hóa rất tiêu biểu ở đất nước này, đó là thưởng trà.
Chỉ mất chưa đến 5 phút đi bộ từ cổng ngôi chùa lớn nhất Nhật Bản Nishi Honwanji, tổ đình phái Tịnh Độ tông của Phật giáo, cách ga Kyoto không xa, du khách đã có thể đến Bikoen. Giống như tên gọi, nơi đây được xem là khu vườn dành cho những người có sở thích thưởng trà tao nhã.
Ra đời từ năm thứ 5 của triều đại Minh Trị (năm 1872) tại thành phố đầu tiên của Nhật phát triển nghệ thuật trà đạo, quán Bikoen có phần lạc lõng giữa các cửa hàng bán rất nhiều đồ thờ cúng dành cho những người theo đạo Phật.
Ông Hashimoto Ryutaro, 64 tuổi, ông chủ đời thứ tư của quán trà này cho biết phía sau cửa hàng là một phòng trà nhỏ với một khu vườn để giới thiệu và hướng dẫn du khách cách thưởng trà.
Trà thất của gia đình ông là không gian ấm cúng màu vàng nhạt. Giống như rất nhiều địa điểm thưởng thức trà đạo khác, góc phòng được trang trí và hơi thụt vào trong so với vách tường. Tại đó có một bức thư pháp và một cái giá nhỏ để đặt bình hoa. Không gian tĩnh lặng và mộc mạc khiến du khách nhanh chóng gạt bỏ sự vội vã, hối hả bên ngoài, để có được cảm giác thư thái ngay khi bước vào phòng.
Khéo léo pha trà và hướng dẫn cách pha cho khách, ông chủ quán không quên giới thiệu về lịch sử của nghệ thuật thưởng trà Nhật Bản và quán trà nổi tiếng này. Ông cho biết hơn nửa số trà trong quán là mattcha - loại bột trà xanh, mịn với hương vị rất đặc trưng. Để có được loại bột trà đảm bảo chất lượng, gia đình ông phải đặc biệt quan tâm tới việc chọn lá trà nào để xay thành bột. Lá trà phải được trồng ở những khu vườn trà nổi tiếng ở Uji của Kyoto.
Trước khi thưởng trà, du khách được mời dùng một miếng bánh ngọt, bọc bằng một chiếc lá trà bằng bột khoai, bột đậu rất bắt mắt. Dùng bánh trước khi uống trà sẽ làm cho khách cảm nhận rõ hơn hương vị đậm đà đặc sắc của trà, ông chủ giải thích.
Không nhấp môi như kiểu uống trà của nhiều nơi khác, ông Hashimoto cho biết tại Nhật Bản, khi thưởng trà, du khách sẽ uống một lượng trà tương đối lớn, để khoảng 2, 3 lần uống là hết một cốc trà.
Ông cũng cho biết trà được người Trung Quốc giới thiệu tại Nhật Bản vào thế kỷ thứ 8, tuy nhiên, qua thời gian, nghi thức thưởng trà tại đất nước Mặt Trời mọc đã được cải biến và trở nên độc đáo tới mức chẳng còn ai quan tâm đến nguồn gốc ban đầu của nó.
Ngoài mattcha, chủ quán không quên giới thiệu về các loại trà độc đáo khác trong quán của mình, như sencha, gyokuro với những hương vị rất đặc biệt.
Có lẽ, điều khiến quán trà này là điểm đến thu hút du khách là bởi cách phục vụ, đúng như quan niệm của ông chủ. "Trà chỉ ngon khi được phục vụ thật tốt. Tôi muốn tạo ra một không gian mà có thể giúp cho du khách học cách thử và cảm nhận vị ngon của trà. Khi mà mọi người đều vội vã với những công việc họ cho là quan trọng, thì thời gian để thưởng trà thực sự là những giây phút thư giãn quý giá," ông Hashimoto nói.
Trà thất của ông Hashimoto cũng có những chiếc ghế dành cho những vị khách không quen với kiểu ngồi truyền thống của Nhật Bản. Trước khi ra về, du khách cũng có thể để lại bút tích của mình tại quán trà.
Rời Bikoen, cảm giác yên bình và thư thái vẫn còn, như vị ngọt của trà đọng lại./.
Chỉ mất chưa đến 5 phút đi bộ từ cổng ngôi chùa lớn nhất Nhật Bản Nishi Honwanji, tổ đình phái Tịnh Độ tông của Phật giáo, cách ga Kyoto không xa, du khách đã có thể đến Bikoen. Giống như tên gọi, nơi đây được xem là khu vườn dành cho những người có sở thích thưởng trà tao nhã.
Ra đời từ năm thứ 5 của triều đại Minh Trị (năm 1872) tại thành phố đầu tiên của Nhật phát triển nghệ thuật trà đạo, quán Bikoen có phần lạc lõng giữa các cửa hàng bán rất nhiều đồ thờ cúng dành cho những người theo đạo Phật.
Ông Hashimoto Ryutaro, 64 tuổi, ông chủ đời thứ tư của quán trà này cho biết phía sau cửa hàng là một phòng trà nhỏ với một khu vườn để giới thiệu và hướng dẫn du khách cách thưởng trà.
Trà thất của gia đình ông là không gian ấm cúng màu vàng nhạt. Giống như rất nhiều địa điểm thưởng thức trà đạo khác, góc phòng được trang trí và hơi thụt vào trong so với vách tường. Tại đó có một bức thư pháp và một cái giá nhỏ để đặt bình hoa. Không gian tĩnh lặng và mộc mạc khiến du khách nhanh chóng gạt bỏ sự vội vã, hối hả bên ngoài, để có được cảm giác thư thái ngay khi bước vào phòng.
Khéo léo pha trà và hướng dẫn cách pha cho khách, ông chủ quán không quên giới thiệu về lịch sử của nghệ thuật thưởng trà Nhật Bản và quán trà nổi tiếng này. Ông cho biết hơn nửa số trà trong quán là mattcha - loại bột trà xanh, mịn với hương vị rất đặc trưng. Để có được loại bột trà đảm bảo chất lượng, gia đình ông phải đặc biệt quan tâm tới việc chọn lá trà nào để xay thành bột. Lá trà phải được trồng ở những khu vườn trà nổi tiếng ở Uji của Kyoto.
Trước khi thưởng trà, du khách được mời dùng một miếng bánh ngọt, bọc bằng một chiếc lá trà bằng bột khoai, bột đậu rất bắt mắt. Dùng bánh trước khi uống trà sẽ làm cho khách cảm nhận rõ hơn hương vị đậm đà đặc sắc của trà, ông chủ giải thích.
Không nhấp môi như kiểu uống trà của nhiều nơi khác, ông Hashimoto cho biết tại Nhật Bản, khi thưởng trà, du khách sẽ uống một lượng trà tương đối lớn, để khoảng 2, 3 lần uống là hết một cốc trà.
Ông cũng cho biết trà được người Trung Quốc giới thiệu tại Nhật Bản vào thế kỷ thứ 8, tuy nhiên, qua thời gian, nghi thức thưởng trà tại đất nước Mặt Trời mọc đã được cải biến và trở nên độc đáo tới mức chẳng còn ai quan tâm đến nguồn gốc ban đầu của nó.
Ngoài mattcha, chủ quán không quên giới thiệu về các loại trà độc đáo khác trong quán của mình, như sencha, gyokuro với những hương vị rất đặc biệt.
Có lẽ, điều khiến quán trà này là điểm đến thu hút du khách là bởi cách phục vụ, đúng như quan niệm của ông chủ. "Trà chỉ ngon khi được phục vụ thật tốt. Tôi muốn tạo ra một không gian mà có thể giúp cho du khách học cách thử và cảm nhận vị ngon của trà. Khi mà mọi người đều vội vã với những công việc họ cho là quan trọng, thì thời gian để thưởng trà thực sự là những giây phút thư giãn quý giá," ông Hashimoto nói.
Trà thất của ông Hashimoto cũng có những chiếc ghế dành cho những vị khách không quen với kiểu ngồi truyền thống của Nhật Bản. Trước khi ra về, du khách cũng có thể để lại bút tích của mình tại quán trà.
Rời Bikoen, cảm giác yên bình và thư thái vẫn còn, như vị ngọt của trà đọng lại./.
Nguyệt Ánh (Vietnam+)