Ngày 3/5, thực hiện quyết định của Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, tại khu di tích lịch sử Viêng Xay, tỉnh Huaphanh (Bắc Lào), Bộ Quốc phòng Lào và chính quyền tỉnh Huaphanh đã phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học Chiến dịch thượng Lào - giải phóng Sầm Nưa.
Dự hội thảo có Thủ tướng Thongsinh Thammavong; Trung tướng Chansamone Channhalat, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Khamhung Huongvongsi, Bí thư, Tỉnh trưởng Huaphanh, Thiếu tướng Vũ Quang Đạo, Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Mạnh Hùng cùng nhiều đồng chí ủy viên Trung ương, cán bộ sỹ quan cao cấp của quân đội Lào và nhiều cựu quân tình nguyện Việt Nam.
Hơn 20 bài tham luận và lời kể sinh động của các nhân chứng lịch sử, hội thảo đã nêu bật sự lãnh đạo tài tình của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ kháng chiến Lào dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc phối hợp mở chiến lich Thượng Lào 1953 nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng một vùng đất đai, xây dựng và mở rộng khu căn cứ địa, tạo lập hậu phương kháng chiến, thúc đẩy cuộc kháng chiến của Lào và phá thế bộ trí chiến lược của địch ở Bắc Đông Dương.
Hội thảo khẳng định, đây là chiến dịch lớn mà quân đội nhân Việt Nam phối hợp chiến đấu trên đất bạn Lào; sự phối hợp nhịp nhàng hiệu quả nhất giữa bộ đội Việt Nam với quân và dân Lào kể từ đầu cuộc kháng chiến; chiến dịch đã được Bộ chỉ huy cấp cao nhất và nhiều tướng lĩnh tài giỏi của hai nước lãnh đạo và điều hành.
Phía Việt Nam có Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam làm chỉ huy trưởng; đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị...
Phía Lào có Hoàng thân Souphanouvong, Thủ tướng Chính phủ kháng chiến, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Kayssone Phomvihane... chiến dịch là biểu tượng của liên minh chiến đấu liên minh chiến đấu sáng ngời Việt Nam-Lào với tinh thần quốc tế trong sáng thủy chung "giúp bạn là tự giúp mình."
60 năm đã trôi qua, tình hình thế giới đã có nhiều thay đổi nhưng chiến thắng Thượng Lào 1953 vẫn còn nguyên giá trị và mãi mãi là một biểu tượng của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào. Những bài học, ý nghĩa lịch sử quan trọng mà Chiến thắng thượng Lào đem lại cần được đúc kết và vận dụng sáng tạo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mỗi nước, nhằm đưa mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào ngày càng phát triển, xứng đáng với mối lich sử hào hùng của hai dân tộc./.
Dự hội thảo có Thủ tướng Thongsinh Thammavong; Trung tướng Chansamone Channhalat, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Khamhung Huongvongsi, Bí thư, Tỉnh trưởng Huaphanh, Thiếu tướng Vũ Quang Đạo, Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Mạnh Hùng cùng nhiều đồng chí ủy viên Trung ương, cán bộ sỹ quan cao cấp của quân đội Lào và nhiều cựu quân tình nguyện Việt Nam.
Hơn 20 bài tham luận và lời kể sinh động của các nhân chứng lịch sử, hội thảo đã nêu bật sự lãnh đạo tài tình của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ kháng chiến Lào dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc phối hợp mở chiến lich Thượng Lào 1953 nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng một vùng đất đai, xây dựng và mở rộng khu căn cứ địa, tạo lập hậu phương kháng chiến, thúc đẩy cuộc kháng chiến của Lào và phá thế bộ trí chiến lược của địch ở Bắc Đông Dương.
Hội thảo khẳng định, đây là chiến dịch lớn mà quân đội nhân Việt Nam phối hợp chiến đấu trên đất bạn Lào; sự phối hợp nhịp nhàng hiệu quả nhất giữa bộ đội Việt Nam với quân và dân Lào kể từ đầu cuộc kháng chiến; chiến dịch đã được Bộ chỉ huy cấp cao nhất và nhiều tướng lĩnh tài giỏi của hai nước lãnh đạo và điều hành.
Phía Việt Nam có Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam làm chỉ huy trưởng; đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị...
Phía Lào có Hoàng thân Souphanouvong, Thủ tướng Chính phủ kháng chiến, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Kayssone Phomvihane... chiến dịch là biểu tượng của liên minh chiến đấu liên minh chiến đấu sáng ngời Việt Nam-Lào với tinh thần quốc tế trong sáng thủy chung "giúp bạn là tự giúp mình."
60 năm đã trôi qua, tình hình thế giới đã có nhiều thay đổi nhưng chiến thắng Thượng Lào 1953 vẫn còn nguyên giá trị và mãi mãi là một biểu tượng của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào. Những bài học, ý nghĩa lịch sử quan trọng mà Chiến thắng thượng Lào đem lại cần được đúc kết và vận dụng sáng tạo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mỗi nước, nhằm đưa mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào ngày càng phát triển, xứng đáng với mối lich sử hào hùng của hai dân tộc./.
Hoàng Chương/Vientiane (Vietnam+)