Ngày 29/5, khoảng 10.000 người đã biểu tình tại trung tâm thủ đô Belgrade của Cộng hòa Serbia phản đối vụ bắt giữ cựu Tư lệnh quân đội Serbia thuộc Bosnia-Herzegovina, tướng Ratko Mladic, nhân vật bị Tòa án quốc tế xét xử tội phạm chiến tranh ở Nam Tư cũ (ICTY) cáo buộc phạm tội ác chiến tranh.
Những người biểu tình mang theo các áp phích, biểu ngữ bày tỏ sự ủng hộ đối với ông Mladic, yêu cầu cách chức Tổng thống Serbia Boris Tadic và giải tán chính phủ do ông đứng đầu. Những người biểu tình cho rằng chính sách thân phương Tây của chính phủ hiện nay đã làm tiêu tan tất cả lợi ích của đất nước Serbia và người dân.
Nhà chức trách đã tăng cường an ninh trước cuộc tuần hành có nguy cơ gây bạo lực này, khoảng 3.000 cảnh sát và các đơn vị chống bạo động đã được triển khai tại các điểm có trụ sở chính phủ và các đại sứ quán nước ngoài xung quanh tòa nhà quốc hội, nơi cuộc biểu tình diễn ra.
Hơn 100 người đã bị bắt trong các vụ bạo lực lẻ tẻ và ít nhất gần 40 người đã bị thương, trong đó có 26 cảnh sát.
Cùng ngày, tại thị trấn Kalinovik ở miền Đông Bosnia-Herzegovina, quê hương ông Mladic, hơn 3.000 người đã tham gia cuộc biểu tình hòa bình ủng hộ nhân vật này.
Trong khi đó, Darko Mladic, con trai vị cựu tư lệnh quân đội Serbia này, cho biết ông Mladic đã bác bỏ việc mình giữ vai trò trong vụ thảm sát ở Srebrenica năm 1995.
Tuyên bố trên do con trai ông Mladic đưa ra sau khi tới thăm ông tại nơi giam giữ. Theo Darko Mladic, tướng Ratko Mladic khẳng định ông không phải là người lên kế hoạch vụ thảm sát 8.000 người Hồi giáo và trẻ em ở Srebrenica, cũng như không phạm các tội ác chiến tranh khác trong cuộc nội chiến ở Bosnia-Herzegovina diễn ra từ năm 1992 đến 1995.
Tướng Mladic, 69 tuổi, có thể sẽ được dẫn độ sang ICTY ở The Hague (Hà Lan) trong vài ngày tới, nơi ông có thể bị buộc tội diệt chủng, phạm tội chống lại loài người và tội ác chiến tranh. Trước đó, phát biểu trước các phóng viên, phát ngôn viên của tòa án tại Serbia, bà Maja Kovacevic cho biết ông Mladic hiện đủ sức khỏe để tới The Hague. Tuy nhiên, theo bà Bosiljka, vợ tướng Mladic, ông Mladic đã ba lần bị đột quị và trong tình trạng sức khỏe không tốt.
Trong một diễn biến liên quan, Tổng thống Serbia, Boris Tadic tuyên bố cuộc điều tra vị cựu chỉ huy quân đội này sẽ mở rộng tới cả những đối tượng đã từng giúp ông trốn tránh suốt 16 năm qua. Phát biểu trước báo giới, ông Tadic cho biết bất kỳ ai bảo vệ Ratko Mladic cũng sẽ bị truy tố.
Liên minh châu Âu (EU) coi sự hợp tác tích cực của Belgrade trong việc bắt giữ và dẫn độ tới ICTY một số nhân vật bị tòa án này truy nã, trong đó có ông Mladic, là một trong những điều kiện để xem xét kết nạp Cộng hòa Serbia vào EU./.
Những người biểu tình mang theo các áp phích, biểu ngữ bày tỏ sự ủng hộ đối với ông Mladic, yêu cầu cách chức Tổng thống Serbia Boris Tadic và giải tán chính phủ do ông đứng đầu. Những người biểu tình cho rằng chính sách thân phương Tây của chính phủ hiện nay đã làm tiêu tan tất cả lợi ích của đất nước Serbia và người dân.
Nhà chức trách đã tăng cường an ninh trước cuộc tuần hành có nguy cơ gây bạo lực này, khoảng 3.000 cảnh sát và các đơn vị chống bạo động đã được triển khai tại các điểm có trụ sở chính phủ và các đại sứ quán nước ngoài xung quanh tòa nhà quốc hội, nơi cuộc biểu tình diễn ra.
Hơn 100 người đã bị bắt trong các vụ bạo lực lẻ tẻ và ít nhất gần 40 người đã bị thương, trong đó có 26 cảnh sát.
Cùng ngày, tại thị trấn Kalinovik ở miền Đông Bosnia-Herzegovina, quê hương ông Mladic, hơn 3.000 người đã tham gia cuộc biểu tình hòa bình ủng hộ nhân vật này.
Trong khi đó, Darko Mladic, con trai vị cựu tư lệnh quân đội Serbia này, cho biết ông Mladic đã bác bỏ việc mình giữ vai trò trong vụ thảm sát ở Srebrenica năm 1995.
Tuyên bố trên do con trai ông Mladic đưa ra sau khi tới thăm ông tại nơi giam giữ. Theo Darko Mladic, tướng Ratko Mladic khẳng định ông không phải là người lên kế hoạch vụ thảm sát 8.000 người Hồi giáo và trẻ em ở Srebrenica, cũng như không phạm các tội ác chiến tranh khác trong cuộc nội chiến ở Bosnia-Herzegovina diễn ra từ năm 1992 đến 1995.
Tướng Mladic, 69 tuổi, có thể sẽ được dẫn độ sang ICTY ở The Hague (Hà Lan) trong vài ngày tới, nơi ông có thể bị buộc tội diệt chủng, phạm tội chống lại loài người và tội ác chiến tranh. Trước đó, phát biểu trước các phóng viên, phát ngôn viên của tòa án tại Serbia, bà Maja Kovacevic cho biết ông Mladic hiện đủ sức khỏe để tới The Hague. Tuy nhiên, theo bà Bosiljka, vợ tướng Mladic, ông Mladic đã ba lần bị đột quị và trong tình trạng sức khỏe không tốt.
Trong một diễn biến liên quan, Tổng thống Serbia, Boris Tadic tuyên bố cuộc điều tra vị cựu chỉ huy quân đội này sẽ mở rộng tới cả những đối tượng đã từng giúp ông trốn tránh suốt 16 năm qua. Phát biểu trước báo giới, ông Tadic cho biết bất kỳ ai bảo vệ Ratko Mladic cũng sẽ bị truy tố.
Liên minh châu Âu (EU) coi sự hợp tác tích cực của Belgrade trong việc bắt giữ và dẫn độ tới ICTY một số nhân vật bị tòa án này truy nã, trong đó có ông Mladic, là một trong những điều kiện để xem xét kết nạp Cộng hòa Serbia vào EU./.
(TTXVN/Vietnam+)