Đụng độ đã xảy ra chiều 27/9 tại thủ đô Athens của Hy Lạp giữa cảnh sát và khoảng gần 1.000 người biểu tình phản đối dự luật vừa được Quốc hội nước này thông qua nhằm đánh thuế bất động sản.
Những người biểu tình đã tụ tập bên ngoài trụ sở Quốc hội, đưa yêu sách đòi hủy luật trên và dỡ bỏ các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" mà nước này đang áp dụng để tránh cuộc khủng hoảng nợ công.
Cuộc biểu tình trên nổ ra sau khi Quốc hội Hy Lạp thông qua dự luật áp dụng một loại thuế đặc biệt đối với những người sở hữu bất động sản, với hy vọng nó có thể đem lại cho đất nước nguồn thu mỗi năm hơn 2 tỷ ơrô, tương đương 1,1% tổng sản phẩn quốc nội.
Ngoài ra, những người biểu tình còn phản đối kế hợch của Chính phủ Hy Lạp, sẽ giảm 20% mức lương đối với những người có thu nhập từ 1.200 euro/tháng trở lên; chuyển 30.000 viên chức vào lực lượng "lao động dự trữ", một hình thức sa thải tạm thời; hạ mức trần thu nhập phải nộp thuế xuống 5.000 euro...
Người phát ngôn của Chính phủ Hy Lạp cho biết họ buộc phải thực hiện những biện pháp trên để đáp ứng đòi hỏi của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), và là điều kiện bắt buộc để được giải ngân gói cứu trợ tiếp theo trị giá 8 tỷ euro, giúp Hy Lạp trả lương công chức và thanh toán một số khoản nợ đáo hạn.
Hy Lạp đang đứng trước nguy cơ bị vỡ nợ nếu không được kịp thời giải ngân số tiền trên và điều đó đe dọa nghiêm trọng toàn bộ Khu vực đồng euro (Eurozone)./.
Những người biểu tình đã tụ tập bên ngoài trụ sở Quốc hội, đưa yêu sách đòi hủy luật trên và dỡ bỏ các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" mà nước này đang áp dụng để tránh cuộc khủng hoảng nợ công.
Cuộc biểu tình trên nổ ra sau khi Quốc hội Hy Lạp thông qua dự luật áp dụng một loại thuế đặc biệt đối với những người sở hữu bất động sản, với hy vọng nó có thể đem lại cho đất nước nguồn thu mỗi năm hơn 2 tỷ ơrô, tương đương 1,1% tổng sản phẩn quốc nội.
Ngoài ra, những người biểu tình còn phản đối kế hợch của Chính phủ Hy Lạp, sẽ giảm 20% mức lương đối với những người có thu nhập từ 1.200 euro/tháng trở lên; chuyển 30.000 viên chức vào lực lượng "lao động dự trữ", một hình thức sa thải tạm thời; hạ mức trần thu nhập phải nộp thuế xuống 5.000 euro...
Người phát ngôn của Chính phủ Hy Lạp cho biết họ buộc phải thực hiện những biện pháp trên để đáp ứng đòi hỏi của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), và là điều kiện bắt buộc để được giải ngân gói cứu trợ tiếp theo trị giá 8 tỷ euro, giúp Hy Lạp trả lương công chức và thanh toán một số khoản nợ đáo hạn.
Hy Lạp đang đứng trước nguy cơ bị vỡ nợ nếu không được kịp thời giải ngân số tiền trên và điều đó đe dọa nghiêm trọng toàn bộ Khu vực đồng euro (Eurozone)./.
(TTXVN/Vietnam+)