Ngày 17/3, khoảng 4.000 người dân Hungary đã biểu tình tại trung tâm thủ đô Budapest để phản đối Thủ tướng Viktor Orban sau khi Quốc hội nước này thông qua một loạt sửa đổi Hiến pháp gây tranh cãi gay gắt.
Bất chấp các trận bão tuyết làm tê liệt nhiều khu vực ở Hungary, hàng nghìn người đã mang cờ của Liên minh châu Âu (EU) cùng các biểu ngữ phản đối tham gia cuộc biểu tình.
Họ cho rằng Thủ tướng Orban và đảng Fidesz trung hữu của ông đã hành động độc tài khi sử dụng đa số hai phần ba trong quốc hội để đề ra những đạo luật mà theo những người biểu tình là "hạn chế quyền tự do công dân."
Nhà hoạt động Gaspar Miklos Tamas cho rằng "các thành phần cơ bản của nền dân chủ và sự hợp hiến ở Hungary đã bị phá vỡ" trước quyết định sửa đổi Hiến pháp, đồng thời kêu gọi người dân Hungary tẩy chay cuộc bầu cử quốc hội dự kiến sẽ diễn ra đầu năm 2014.
Cuộc biểu tình do nhóm dân sự mang tên Milla tổ chức, bắt đầu từ ngày 16/3, đúng ngày quốc gia Hungary.
Những điểm sửa đổi Hiến pháp kể trên đã được Quốc hội Hungary thông qua ngày 11/3, bao gồm việc giới hạn quyền hạn của Tòa án Hiến pháp; cấm tuyên truyền chính trị trên đài phát thanh hay truyền hình; bắt buộc những sinh viên nhận học bổng nhà nước sau khi tốt nghiệp đại học phải làm việc trong nước trong một khoảng thời gian nhất định; trao cho chính quyền địa phương quyền phạt tiền và bỏ tù những người hay đi lang thang kiếm sống.
Đây là lần sửa đổi hiến pháp thứ tư của Hungary kể từ khi văn kiện này có hiệu lực ngày 1/1/2012, song nó đã vấp phải sự chỉ trích và phản đối gay gắt của không chỉ người dân trong nước, mà còn cả Mỹ và châu Âu./.
Bất chấp các trận bão tuyết làm tê liệt nhiều khu vực ở Hungary, hàng nghìn người đã mang cờ của Liên minh châu Âu (EU) cùng các biểu ngữ phản đối tham gia cuộc biểu tình.
Họ cho rằng Thủ tướng Orban và đảng Fidesz trung hữu của ông đã hành động độc tài khi sử dụng đa số hai phần ba trong quốc hội để đề ra những đạo luật mà theo những người biểu tình là "hạn chế quyền tự do công dân."
Nhà hoạt động Gaspar Miklos Tamas cho rằng "các thành phần cơ bản của nền dân chủ và sự hợp hiến ở Hungary đã bị phá vỡ" trước quyết định sửa đổi Hiến pháp, đồng thời kêu gọi người dân Hungary tẩy chay cuộc bầu cử quốc hội dự kiến sẽ diễn ra đầu năm 2014.
Cuộc biểu tình do nhóm dân sự mang tên Milla tổ chức, bắt đầu từ ngày 16/3, đúng ngày quốc gia Hungary.
Những điểm sửa đổi Hiến pháp kể trên đã được Quốc hội Hungary thông qua ngày 11/3, bao gồm việc giới hạn quyền hạn của Tòa án Hiến pháp; cấm tuyên truyền chính trị trên đài phát thanh hay truyền hình; bắt buộc những sinh viên nhận học bổng nhà nước sau khi tốt nghiệp đại học phải làm việc trong nước trong một khoảng thời gian nhất định; trao cho chính quyền địa phương quyền phạt tiền và bỏ tù những người hay đi lang thang kiếm sống.
Đây là lần sửa đổi hiến pháp thứ tư của Hungary kể từ khi văn kiện này có hiệu lực ngày 1/1/2012, song nó đã vấp phải sự chỉ trích và phản đối gay gắt của không chỉ người dân trong nước, mà còn cả Mỹ và châu Âu./.
(TTXVN)