Các cuộc biểu tình phản đối liên quan tới bộ phim có nội dung phỉ báng đạo Hồi do thành viên cộng đồng Thiên chúa giáo Ai Cập sống lưu vong tại Mỹ sản xuất, tiếp tục diễn ra tại nhiều nơi trên thế giới. Ngày 13/9, khoảng 500 người đã tham gia biểu tình tại thủ đô Tehran của Iran. Theo truyền thông nhà nước Iran, cuộc biểu tình do Hiệp hội Sinh viên Hồi giáo, nhóm có quan điểm cứng rắn trung thành với Đại giáo chủ Iran Ali Khamenei phát động, diễn ra gần Đại sứ quán Thụy Sĩ, cơ quan đại diện cho quyền lợi của Mỹ tại Iran (do Washington và Tehran không có quan hệ ngoại giao). Hàng trăm cảnh sát và nhân viên an ninh đã được huy động để ngăn chặn đám đông tiến gần khu nhà ngoại giao này. Toàn bộ nhân viên trong đại sứ quán cũng đã được sơ tán đề phòng tình huống xấu xảy ra. Một số người còn mang theo cờ Ai Cập và Libya để bày tỏ ủng hộ những người Hồi giáo đã phát động các cuộc biểu tình bạo lực tại hai nước này hôm 11/9 nhằm phản đối bộ phim nói trên.
[AL lên án bộ phim đầy thù địch với người Hồi giáo] Trong lúc này, truyền hình nhà nước Ai Cập đã phát đi những hình ảnh cho thấy cảnh sát đã phải sử dụng hơi cay để giải tán đám đông biểu tình bên ngoài Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Cairo ngày 13/9. Bộ Y tế Ai Cập cho hay ít nhất 30 người, trong đó có 16 người biểu tình và 14 nhân viên an ninh, đã bị thương trong các vụ đụng độ xảy ra lác đác suốt đêm bên ngoài tòa đại sứ quán này. Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, người biểu tình đã ném đá và bom xăng vào lực lượng an ninh. Một nhân chứng tại chỗ cho biết đã có hai xe cảnh sát bị những người biểu tình đốt cháy. Cũng trong ngày 13/9, hơn 100 người đã biểu tình tại thủ đô Dhakar của Bangladesh để phản đối bộ phim. Những người tham gia biểu tình, chủ yếu là sinh viên, đã hô vang khẩu hiệu đòi Mỹ phải xin lỗi và bắt giữ ngay đối tượng làm bộ phim này. Cùng ngày, Đại sứ quán Mỹ tại Nigeria đã cảnh báo công dân Mỹ trước mối đe dọa tấn công từ các nhóm cực đoan sau khi bạo lực bùng phát ở Libya và Ai Cập, đồng thời hối thúc họ đề cao cảnh giác. Trước đó, tối 11/9, hàng trăm người biểu tình giận dữ đã tấn công và phóng hỏa vào tòa lãnh sự Mỹ tại Benghazi nhằm phản đối bộ phim xúc phạm Nhà Tiên tri Mohammed. Đại sứ Mỹ tại Libya, ông Christopher Stevens, 52 tuổi, cùng một nhóm nhân viên sứ quán tới lãnh sự quán để sơ tán nhân viên đã tử vong do bị ngạt khói. Vụ tấn công lãnh sự quán Mỹ xảy ra cùng ngày với vụ hàng nghìn người biểu tình tấn công Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Cairo của Ai Cập, xé cờ Mỹ và thay bằng một lá cờ Hồi giáo màu đen. Các cuộc biểu tình này được cho là đều xuất phát từ một bộ phim kể trên.
[Người quảng cáo phim về Mohamed lên tiếng xin lỗi] Trước làn sóng bạo lực nhằm vào các trụ sở ngoại giao và lợi ích của Mỹ tại nước ngoài, ngày 13/9, Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có cuộc điện đàm với nhà lãnh đạo Libya Mohamed Magariaf và Tổng thống Ai Cập Mohammed Morsi, hối thúc hai nước này tiếp tục hợp tác với Mỹ để đảm bảo sự an toàn cho các nhân viên ngoại giao.
[AL lên án bộ phim đầy thù địch với người Hồi giáo] Trong lúc này, truyền hình nhà nước Ai Cập đã phát đi những hình ảnh cho thấy cảnh sát đã phải sử dụng hơi cay để giải tán đám đông biểu tình bên ngoài Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Cairo ngày 13/9. Bộ Y tế Ai Cập cho hay ít nhất 30 người, trong đó có 16 người biểu tình và 14 nhân viên an ninh, đã bị thương trong các vụ đụng độ xảy ra lác đác suốt đêm bên ngoài tòa đại sứ quán này. Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, người biểu tình đã ném đá và bom xăng vào lực lượng an ninh. Một nhân chứng tại chỗ cho biết đã có hai xe cảnh sát bị những người biểu tình đốt cháy. Cũng trong ngày 13/9, hơn 100 người đã biểu tình tại thủ đô Dhakar của Bangladesh để phản đối bộ phim. Những người tham gia biểu tình, chủ yếu là sinh viên, đã hô vang khẩu hiệu đòi Mỹ phải xin lỗi và bắt giữ ngay đối tượng làm bộ phim này. Cùng ngày, Đại sứ quán Mỹ tại Nigeria đã cảnh báo công dân Mỹ trước mối đe dọa tấn công từ các nhóm cực đoan sau khi bạo lực bùng phát ở Libya và Ai Cập, đồng thời hối thúc họ đề cao cảnh giác. Trước đó, tối 11/9, hàng trăm người biểu tình giận dữ đã tấn công và phóng hỏa vào tòa lãnh sự Mỹ tại Benghazi nhằm phản đối bộ phim xúc phạm Nhà Tiên tri Mohammed. Đại sứ Mỹ tại Libya, ông Christopher Stevens, 52 tuổi, cùng một nhóm nhân viên sứ quán tới lãnh sự quán để sơ tán nhân viên đã tử vong do bị ngạt khói. Vụ tấn công lãnh sự quán Mỹ xảy ra cùng ngày với vụ hàng nghìn người biểu tình tấn công Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Cairo của Ai Cập, xé cờ Mỹ và thay bằng một lá cờ Hồi giáo màu đen. Các cuộc biểu tình này được cho là đều xuất phát từ một bộ phim kể trên.
[Người quảng cáo phim về Mohamed lên tiếng xin lỗi] Trước làn sóng bạo lực nhằm vào các trụ sở ngoại giao và lợi ích của Mỹ tại nước ngoài, ngày 13/9, Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có cuộc điện đàm với nhà lãnh đạo Libya Mohamed Magariaf và Tổng thống Ai Cập Mohammed Morsi, hối thúc hai nước này tiếp tục hợp tác với Mỹ để đảm bảo sự an toàn cho các nhân viên ngoại giao.
Biểu tình tại Basra (Iraq) (Nguồn: AFP/TTXVN)
Nhà Trắng cho hay ông Magariaf đã nhất trí hợp tác để đưa những kẻ tấn công lãnh sự quán Mỹ ở thành phố Benghazi hôm 11/9 ra xét xử. Trong cuộc điện đàm ngày 12/9, Tổng thống Obama khẳng định với người đồng cấp Ai Cập rằng: "Dù phản đối những âm mưu bôi nhọ đạo Hồi... song không có bất kỳ lời bào chữa nào cho hành động bạo lực nhằm vào những người vô tội." Trong khi đó, ông Morsi cam kết Ai Cập "sẽ làm tròn nghĩa vụ của mình trong việc đảm bảo an toàn cho nhân viên Mỹ." Trong thư gửi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sau khi xảy ra vụ biểu tình tấn công lãnh sự quán Mỹ tại Benghazi, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhấn mạnh Nga và Mỹ nên "bắt tay" trong cuộc chiến chống khủng bố. Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Nga ngày 12/9, Ngoại trưởng Lavrov khẳng định vụ việc này một lần nữa chứng tỏ "sự cần thiết phối hợp giữa hai nước cũng như cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức"./.
(TTXVN)