Đã thành thông lệ, hàng năm cứ bước vào mùa gặt, người dân Điện Biên lại ngang nhiên lấn chiếm hành lang, lòng đường hai tuyến quốc lộ 12, 279 chạy qua địa bàn tỉnh để phơi rơm, rạ, thóc lúa.
Tình trạng này gây ảnh hưởng lớn đến an toàn giao thông trên các tuyến quốc lộ huyết mạch, trọng điểm này.
Đặc biệt hơn, việc người dân tự ý đốt rơm rạ ngay bên đường quốc lộ còn tiềm ẩn những nguy cơ tai nạn nguy hiểm do cháy nổ.
Qua khảo sát gần 100km tuyến quốc lộ 12 nối thành phố Điện Biên Phủ với tỉnh Lai Châu qua các xã Thanh Nưa, Mường Pồn (huyện Điện Biên), xã Mường Mươn (huyện Mường Chà) chúng tôi đã dễ dàng bắt gặp hình ảnh người dân địa phương đang “đua nhau” gánh rơm, rạ phơi trên lòng, hành lang đường.
Có những điểm trên 2 tuyến quốc lộ này, từng đống rơm, rạ chất cao lấn chiếm một diện tích khá lớn chiều dài con đường và trải rộng ra tim đường. Mặc dù biết sự nguy hại của việc lấn chiếm lòng, hành lang đường phơi lúa, rơm rạ, nhưng người dân vẫn cố tình thực hiện.
Tại những điểm khác, những đống rơm được đốt ngay bên đường không những gây cản trở giao thông mà lượng khói lớn, dựng thành cột phủ một phần chiều dài con đường cũng gây không ít khó khăn cho người và phương tiện lưu thông qua đây.
Nhiều đống lúa chất cao ngất, nằm ngổn ngang trong lòng đường thuộc quốc lộ đoạn chạy qua địa bàn bản Lĩnh, xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, biến đoạn đường này thành một “yết hầu” khiến hàng chục phương tiện qua đây phải đột ngột phanh gấp, giảm vận tốc và ì ạch di chuyển để “thoát” khỏi những chướng ngại vật trên đường.
Anh Lò Văn Bình, (bản Púng Giắt, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà) nói: Tôi phơi lúa như thế này chắc chắn là ảnh hưởng đến giao thông, rất dễ gây tai nạn cho phương tiện đi lại qua đây. Nhưng lượng thóc lúa nhiều, đành phải phơi ở ngoài đường thế này, khi tuốt xong mới chuyển về nhà được.
Bác Tòng Văn Vương (bản Co Chạy, xã Mường Pồn, huyện Điện Biên) cho biết: Nói về luật giao thông thì mình sai rồi, nhưng mình không có sân phơi, không có chỗ phơi, tìm chỗ phơi rơm, rạ trong bản thì chịu rồi.
Không chỉ dừng lại ở việc lấn chiếm lòng đường, hành lang quốc lộ 12 làm “sân phơi” nông sản, nguy hại hơn, việc đốt rơm, rạ ngay trên tuyến quốc lộ này cũng tiềm ẩn những nguy cơ khôn lường. Tại bản Tâu, xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên, người dân còn đốt rơm ngay dưới hàng cột điện.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, nhằm chấn chỉnh tình trạng phơi rơm, rạ, nông sản trên 2 tuyến quốc lộ này, chính quyền các xã Mường Mươn (huyện Mường Chà), Thanh Nưa, Mường Pồn, Thanh Xương (huyện Điện Biên)…cũng đã đưa ra nhiều biện pháp. Tuy nhiên, những giải pháp đó lại chỉ có hiệu quả trong thời gian nhất định, không có tính bền vững.
Ông Lò Văn Lún, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Mường Mươn, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên cho biết: Tình hình người dân ở địa bàn phơi lúa, rơm, rạ trên lòng, lề đường quốc lộ phức tạp lắm, chúng tôi cũng đã thường xuyên tuyên truyền cho người dân để khắc phục tình trạng này. Nhưng nói ngày hôm nay thì ngày mai họ vẫn cố tình tiếp tục tái diễn. Mà nếu đem ra xử phạt với người vi phạm thì cũng khó, tịch thu nông sản thì càng không nên.
Quốc lộ 12 là tuyến đường huyết mạch, trong yếu trong việc thông thương, trao đổi hàng hóa và giao lưu kinh tế giữa tỉnh Điện Biên với tỉnh Lai Châu, giữa thành phố Điện Biên Phủ với các huyện vùng cao khó khăn của tỉnh Điện Biên như Mường Nhé, Mường Chà, Mường Lay.
Quốc lộ 279 lại là tuyến đường nối thành phố Điện Biên Phủ với các tỉnh phía Bắc nước Lào trên con đường xuyên á qua cửa khẩu quốc tế Tây Trang.
Việc người dân lấn chiếm lòng, lề đường và hành lang 2 tuyến quốc lộ này để phơi nông sản, đốt rơm rạ đã gây ảnh hưởng đến vấn đề an toàn giao thông đường bộ, tiềm ẩn những mối nguy hại khó lường.
Các cấp chính quyền, ngành liên quan cần có giải pháp hữu hiệu hơn nhằm trả lại sự thông thoáng, đảm bảo an toàn giao thông cho tuyến quốc lộ này./.
Tình trạng này gây ảnh hưởng lớn đến an toàn giao thông trên các tuyến quốc lộ huyết mạch, trọng điểm này.
Đặc biệt hơn, việc người dân tự ý đốt rơm rạ ngay bên đường quốc lộ còn tiềm ẩn những nguy cơ tai nạn nguy hiểm do cháy nổ.
Qua khảo sát gần 100km tuyến quốc lộ 12 nối thành phố Điện Biên Phủ với tỉnh Lai Châu qua các xã Thanh Nưa, Mường Pồn (huyện Điện Biên), xã Mường Mươn (huyện Mường Chà) chúng tôi đã dễ dàng bắt gặp hình ảnh người dân địa phương đang “đua nhau” gánh rơm, rạ phơi trên lòng, hành lang đường.
Có những điểm trên 2 tuyến quốc lộ này, từng đống rơm, rạ chất cao lấn chiếm một diện tích khá lớn chiều dài con đường và trải rộng ra tim đường. Mặc dù biết sự nguy hại của việc lấn chiếm lòng, hành lang đường phơi lúa, rơm rạ, nhưng người dân vẫn cố tình thực hiện.
Tại những điểm khác, những đống rơm được đốt ngay bên đường không những gây cản trở giao thông mà lượng khói lớn, dựng thành cột phủ một phần chiều dài con đường cũng gây không ít khó khăn cho người và phương tiện lưu thông qua đây.
Nhiều đống lúa chất cao ngất, nằm ngổn ngang trong lòng đường thuộc quốc lộ đoạn chạy qua địa bàn bản Lĩnh, xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, biến đoạn đường này thành một “yết hầu” khiến hàng chục phương tiện qua đây phải đột ngột phanh gấp, giảm vận tốc và ì ạch di chuyển để “thoát” khỏi những chướng ngại vật trên đường.
Anh Lò Văn Bình, (bản Púng Giắt, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà) nói: Tôi phơi lúa như thế này chắc chắn là ảnh hưởng đến giao thông, rất dễ gây tai nạn cho phương tiện đi lại qua đây. Nhưng lượng thóc lúa nhiều, đành phải phơi ở ngoài đường thế này, khi tuốt xong mới chuyển về nhà được.
Bác Tòng Văn Vương (bản Co Chạy, xã Mường Pồn, huyện Điện Biên) cho biết: Nói về luật giao thông thì mình sai rồi, nhưng mình không có sân phơi, không có chỗ phơi, tìm chỗ phơi rơm, rạ trong bản thì chịu rồi.
Không chỉ dừng lại ở việc lấn chiếm lòng đường, hành lang quốc lộ 12 làm “sân phơi” nông sản, nguy hại hơn, việc đốt rơm, rạ ngay trên tuyến quốc lộ này cũng tiềm ẩn những nguy cơ khôn lường. Tại bản Tâu, xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên, người dân còn đốt rơm ngay dưới hàng cột điện.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, nhằm chấn chỉnh tình trạng phơi rơm, rạ, nông sản trên 2 tuyến quốc lộ này, chính quyền các xã Mường Mươn (huyện Mường Chà), Thanh Nưa, Mường Pồn, Thanh Xương (huyện Điện Biên)…cũng đã đưa ra nhiều biện pháp. Tuy nhiên, những giải pháp đó lại chỉ có hiệu quả trong thời gian nhất định, không có tính bền vững.
Ông Lò Văn Lún, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Mường Mươn, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên cho biết: Tình hình người dân ở địa bàn phơi lúa, rơm, rạ trên lòng, lề đường quốc lộ phức tạp lắm, chúng tôi cũng đã thường xuyên tuyên truyền cho người dân để khắc phục tình trạng này. Nhưng nói ngày hôm nay thì ngày mai họ vẫn cố tình tiếp tục tái diễn. Mà nếu đem ra xử phạt với người vi phạm thì cũng khó, tịch thu nông sản thì càng không nên.
Quốc lộ 12 là tuyến đường huyết mạch, trong yếu trong việc thông thương, trao đổi hàng hóa và giao lưu kinh tế giữa tỉnh Điện Biên với tỉnh Lai Châu, giữa thành phố Điện Biên Phủ với các huyện vùng cao khó khăn của tỉnh Điện Biên như Mường Nhé, Mường Chà, Mường Lay.
Quốc lộ 279 lại là tuyến đường nối thành phố Điện Biên Phủ với các tỉnh phía Bắc nước Lào trên con đường xuyên á qua cửa khẩu quốc tế Tây Trang.
Việc người dân lấn chiếm lòng, lề đường và hành lang 2 tuyến quốc lộ này để phơi nông sản, đốt rơm rạ đã gây ảnh hưởng đến vấn đề an toàn giao thông đường bộ, tiềm ẩn những mối nguy hại khó lường.
Các cấp chính quyền, ngành liên quan cần có giải pháp hữu hiệu hơn nhằm trả lại sự thông thoáng, đảm bảo an toàn giao thông cho tuyến quốc lộ này./.
Xuân Tiến-Hải An (Vietnam+)