Tòa án một quận ở thành phố Washington (Mỹ) hôm 17/11 đã kết án tù 11 năm đối với Sujata Sachdeva, người Mỹ gốc Ấn Độ vì tội đã biển thủ 34 triệu USD của công ty nơi bà làm quản lý nhà máy.
Lợi dụng vị trí quản lý của mình, Sujata rút ruột số tiền lớn trên và tiêu xài thả phanh chủ yếu là mua các loại váy, áo xa xỉ đủ các loại kích cỡ và mầu sắc khác nhau mà chị ta chẳng bao giờ mặc tới.
Ngoài ra, Sujata cũng mua rất nhiều giày dép, ví, nhiều tác phẩm nghệ thuật, một xe Mercedes-Benz, sửa sang nhà cửa và trả tiền hậu hĩ cho những người làm thuê cho gia đình mình.
Các luật sư của Sujata khẳng định thân chủ của họ được xác định bị rối loạn thần kinh dẫn tới chứng bệnh “hội chứng mua sắm” bởi vậy đã mua rất nhiều thứ mà không hề dùng đến.
Vì lý do này, các luật sư đề nghị mức án dành cho Sujata là 5-6 năm tù, trong khi các công tố viên liên bang đề nghị mức phạt năng hơn nhiều, từ 15 đến 20 năm tù.
Chánh án Tòa cho rằng mức phạt như đề nghị của các luật sư là quá nhẹ so với tổn thất lớn mà bị cáo đã lợi dụng tín nhiệm gây ra nên quyết định mức 11 năm tù đồng thời buộc bị cáo phải hoàn trả số tiền đã biển thủ bằng cách trả dần mỗi tháng 500 USD cho công ty Milwaukee.
Trước tòa, Sujata, bị bắt cách đây 11 tháng, nói chị ta vô cùng hối hận vì đã làm tổn thương sâu sắc tới những người bạn, những đồng nghiệp trong công ty mà chị coi như gia đình mình cho dù không bao giờ cố tình làm như thế./.
Lợi dụng vị trí quản lý của mình, Sujata rút ruột số tiền lớn trên và tiêu xài thả phanh chủ yếu là mua các loại váy, áo xa xỉ đủ các loại kích cỡ và mầu sắc khác nhau mà chị ta chẳng bao giờ mặc tới.
Ngoài ra, Sujata cũng mua rất nhiều giày dép, ví, nhiều tác phẩm nghệ thuật, một xe Mercedes-Benz, sửa sang nhà cửa và trả tiền hậu hĩ cho những người làm thuê cho gia đình mình.
Các luật sư của Sujata khẳng định thân chủ của họ được xác định bị rối loạn thần kinh dẫn tới chứng bệnh “hội chứng mua sắm” bởi vậy đã mua rất nhiều thứ mà không hề dùng đến.
Vì lý do này, các luật sư đề nghị mức án dành cho Sujata là 5-6 năm tù, trong khi các công tố viên liên bang đề nghị mức phạt năng hơn nhiều, từ 15 đến 20 năm tù.
Chánh án Tòa cho rằng mức phạt như đề nghị của các luật sư là quá nhẹ so với tổn thất lớn mà bị cáo đã lợi dụng tín nhiệm gây ra nên quyết định mức 11 năm tù đồng thời buộc bị cáo phải hoàn trả số tiền đã biển thủ bằng cách trả dần mỗi tháng 500 USD cho công ty Milwaukee.
Trước tòa, Sujata, bị bắt cách đây 11 tháng, nói chị ta vô cùng hối hận vì đã làm tổn thương sâu sắc tới những người bạn, những đồng nghiệp trong công ty mà chị coi như gia đình mình cho dù không bao giờ cố tình làm như thế./.
Phạm Thảo/New Delhi (Vietnam+)