Theo kết quả nghiên cứu khí hậu ở Bắc Cực và Nam Cực của "Năm quốc tế các cực Trái Đất" do Liên hợp quốc phát động, tình trạng biến đổi khí hậu ở Bắc Cực diễn ra nhanh hơn mọi dự báo bi quan nhất của các nhà khoa học.
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy Bắc Cực đang ấm lên với tốc độ nhanh gấp 2 lần so với các nơi khác trên hành tinh.
Dự án nghiên cứu này do 370 nhà khoa học của 27 nước thực hiện trong 15 tháng trên vành đai Bắc Cực.
Giáo sư trường Đại học Manitoba của Canada David Barber, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết dự báo bi quan nhất là Bắc Cực sẽ không còn băng vào năm 2100. Tuy nhiên, với tốc độ tan băng hiện nay, thời điểm Bắc Cực không còn băng sẽ trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến 2030.
Không còn băng đồng nghĩa với việc các động vật có vú ở Bắc Cực không còn nơi sinh sản, tìm kiếm thức ăn và tránh dã thú. Các loài cá voi trước đây không sống ở Bắc Cực nay đang tiến đến khu vực này. Biến đổi khí hậu cũng đưa nhiều cơn xoáy lốc đến Bắc Cực làm tan vỡ các tảng băng.
Bắc Cực được coi là địa bàn cảnh báo sớm về tác động của biến đổi khí hậu đối với thế giới.
Các nhà khoa học ước tính tổn thất kinh tế cho nhân loại do tan băng nhanh ở Bắc Cực sẽ lên tới 2,4 nghìn tỷ USD vào năm 2050./.
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy Bắc Cực đang ấm lên với tốc độ nhanh gấp 2 lần so với các nơi khác trên hành tinh.
Dự án nghiên cứu này do 370 nhà khoa học của 27 nước thực hiện trong 15 tháng trên vành đai Bắc Cực.
Giáo sư trường Đại học Manitoba của Canada David Barber, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết dự báo bi quan nhất là Bắc Cực sẽ không còn băng vào năm 2100. Tuy nhiên, với tốc độ tan băng hiện nay, thời điểm Bắc Cực không còn băng sẽ trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến 2030.
Không còn băng đồng nghĩa với việc các động vật có vú ở Bắc Cực không còn nơi sinh sản, tìm kiếm thức ăn và tránh dã thú. Các loài cá voi trước đây không sống ở Bắc Cực nay đang tiến đến khu vực này. Biến đổi khí hậu cũng đưa nhiều cơn xoáy lốc đến Bắc Cực làm tan vỡ các tảng băng.
Bắc Cực được coi là địa bàn cảnh báo sớm về tác động của biến đổi khí hậu đối với thế giới.
Các nhà khoa học ước tính tổn thất kinh tế cho nhân loại do tan băng nhanh ở Bắc Cực sẽ lên tới 2,4 nghìn tỷ USD vào năm 2050./.
(TTXVN/Vietnam+)