Tập đoàn HSBC vừa công bố kết quả khảo sát về sự quan tâm của người dân toàn cầu tới hiện tượng biến đổi khí hậu cho thấy biến đổi khí hậu là một trong ba mối quan tâm hàng đầu tại khắp nơi, đứng ngay sau ổn định kinh tế và khủng bố.
Tại Hongkong (Trung Quốc) và Việt Nam, hiện tượng biến đổi khí hậu là mối quan tâm lớn nhất của người dân.
Lần đầu tiên tham gia vào chương trình, kết quả khảo sát tại Việt Nam cho thấy người dân coi hiện tượng biến đổi khí hậu là một vấn nạn của thế giới.
Biến đổi khí hậu được bầu chọn là mối quan tâm hàng đầu của người dân với tỉ lệ một trong ba người được hỏi nói họ có biết về hiện tượng này và những ảnh hưởng của nó đối với cuộc sống hàng ngày; 43% số người tham gia khảo sát cho rằng biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề họ lo lắng nhất hiện nay.
Khảo sát cho thấy người dân Việt Nam cũng thể hiện cam kết mạnh mẽ nhất trong việc giảm thiểu các tác động của hiện tượng này bằng những hành động cụ thể như cải tạo các thiết bị trong nhà nhằm tiết kiệm năng lượng sử dụng (31%), giảm năng lượng sử dụng để sưởi ấm hoặc chạy điều hòa nhiệt độ (29%) và tái chế rác thải từ các hộ gia đình (17%).
Đây cũng là những xu hướng đang được lựa chọn ứng dụng nhiều nhất trên thế giới. Ngoài ra, 53% số người được hỏi hi vọng Chính phủ sẽ đầu tư nhiều hơn vào các sáng kiến trên quy mô lớn hơn nhằm ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu.
Người dân Việt Nam cũng có xu hướng ủng hộ việc ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu hơn là tiết kiệm chi tiêu thông qua việc sử dụng những thiết bị không thân thiện với môi trường phục vụ cho cuộc sống hàng ngày.
Đây là động lực để các gia đình Việt Nam có những hành động để giảm thiểu carbon như chi nhiều hơn ngân sách gia đình để mua và sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng, tái chế rác thải sinh hoạt và ăn ít thịt hơn.
43% số người tham gia khảo sát cho rằng họ sẽ tiêu nhiều tiền hơn để mua các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, tỉ lệ này cao hơn tỉ lệ trung bình trên toàn cầu ở mức 40% và cao hơn một số quốc gia phát triển khác như Mỹ (26%) và Nhật Bản (23%).
Ông Matthew Martin, Phó Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng Phát triển bền vững của ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn một thành viên HSBC Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp kinh doanh liên quan tới ứng phó với biến đổi khí hậu đang có xu hướng tăng lên và các thị trường mới nổi đang dẫn đầu xu hướng này.
Chính phủ các nước đang khuyến khích phát triển kinh tế phi carbon, các doanh nghiệp hưởng ứng bằng cách sản xuất và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng thải carbon thấp, thân thiện với môi trường./.
Tại Hongkong (Trung Quốc) và Việt Nam, hiện tượng biến đổi khí hậu là mối quan tâm lớn nhất của người dân.
Lần đầu tiên tham gia vào chương trình, kết quả khảo sát tại Việt Nam cho thấy người dân coi hiện tượng biến đổi khí hậu là một vấn nạn của thế giới.
Biến đổi khí hậu được bầu chọn là mối quan tâm hàng đầu của người dân với tỉ lệ một trong ba người được hỏi nói họ có biết về hiện tượng này và những ảnh hưởng của nó đối với cuộc sống hàng ngày; 43% số người tham gia khảo sát cho rằng biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề họ lo lắng nhất hiện nay.
Khảo sát cho thấy người dân Việt Nam cũng thể hiện cam kết mạnh mẽ nhất trong việc giảm thiểu các tác động của hiện tượng này bằng những hành động cụ thể như cải tạo các thiết bị trong nhà nhằm tiết kiệm năng lượng sử dụng (31%), giảm năng lượng sử dụng để sưởi ấm hoặc chạy điều hòa nhiệt độ (29%) và tái chế rác thải từ các hộ gia đình (17%).
Đây cũng là những xu hướng đang được lựa chọn ứng dụng nhiều nhất trên thế giới. Ngoài ra, 53% số người được hỏi hi vọng Chính phủ sẽ đầu tư nhiều hơn vào các sáng kiến trên quy mô lớn hơn nhằm ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu.
Người dân Việt Nam cũng có xu hướng ủng hộ việc ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu hơn là tiết kiệm chi tiêu thông qua việc sử dụng những thiết bị không thân thiện với môi trường phục vụ cho cuộc sống hàng ngày.
Đây là động lực để các gia đình Việt Nam có những hành động để giảm thiểu carbon như chi nhiều hơn ngân sách gia đình để mua và sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng, tái chế rác thải sinh hoạt và ăn ít thịt hơn.
43% số người tham gia khảo sát cho rằng họ sẽ tiêu nhiều tiền hơn để mua các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, tỉ lệ này cao hơn tỉ lệ trung bình trên toàn cầu ở mức 40% và cao hơn một số quốc gia phát triển khác như Mỹ (26%) và Nhật Bản (23%).
Ông Matthew Martin, Phó Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng Phát triển bền vững của ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn một thành viên HSBC Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp kinh doanh liên quan tới ứng phó với biến đổi khí hậu đang có xu hướng tăng lên và các thị trường mới nổi đang dẫn đầu xu hướng này.
Chính phủ các nước đang khuyến khích phát triển kinh tế phi carbon, các doanh nghiệp hưởng ứng bằng cách sản xuất và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng thải carbon thấp, thân thiện với môi trường./.
Hà Huy Hiệp (TTXVN/Vietnam+)