Giới chức Pháp vừa công bố kế hoạch biến cung điện Versailles - một trong các lâu đài đẹp nhất và lớn nhất châu Âu cũng như trên thế giới, thành khách sạn sang trọng, mở đường cho một loạt dự án khai thác tiềm năng kinh tế về du lịch của nước này.
Người đứng đầu khu cung điện Versailles Jean-Jacques Aillagon khẳng định đây là một sáng kiến tiên phong của các cơ quan chức năng Pháp. Ông lạc quan tin tưởng khi khách sạn sang trọng này đi vào hoạt động vào cuối năm 2011, chắc chắn nó sẽ thu hút một lượng lớn khách du lịch, tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương.
Nằm cách thủ đô Paris 20km về phía Tây Nam, với diện tích khoảng 67.000m2 và các công trình kiến trúc vô cùng đồ sộ, lộng lẫy, cung điện Versailles được coi là biểu tượng của quyền lực tối thượng của các triều đại phong kiến Pháp.
Cung điện lộng lẫy này còn là nơi ghi dấu những tinh hoa của nghệ thuật Pháp thế kỷ 17 và 18, với kiến trúc tuân theo những quy tắc chuẩn mực của chủ nghĩa cổ điển như tính đối xứng của công trình, các hành lang nhiều cột, các công trình nghệ thuật lấy cảm hứng từ truyền thuyết và nghệ thuật cổ đại, xen lẫn với nét nghệ thuật Baroque.
Tiếng tăm của Versailles còn được lưu truyền từ đời này qua đời khác nhờ Phòng Gương (Hall of Mirrors) độc đáo - căn phòng lớn nhất của lâu đài dành cho hoàng hậu, dài tới 73m, một bên nhìn ra khu vườn, một bên được bao phủ bởi 17 tấm gương cực lớn. Vì lẽ này, năm 1979, cung điện Versailles đã được Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thế giới.
Tuy nhiên, cùng với thời gian, cung điện Versailles vẫn chưa được phát huy hết tính năng của nó, thậm chí cho đến năm 2006, công tác bảo tồn và gìn giữ cung điện hoành tráng này vẫn không được chú trọng.
Ông Jean-Jacques Aillagon cho biết hiện Công ty Ivy International SA của Bỉ đã được giao trọng trách trùng tu và biến cung điện nguy nga này thành khách sạn cao cấp của Pháp trong vòng 30 năm tới. Toàn bộ chi phí tu bổ cung điện, dự kiến có thể lên tới 5,5 triệu euro (khoảng 7,3 triệu USD) sẽ do Ivy International SA chi trả. Bên cạnh đó, công ty này còn phải trả phí thuê cung điện hàng năm.
Sáng kiến độc đáo trên có thể được thực thi là nhờ thỏa thuận giữa Bộ Văn hóa và Bộ Du lịch Pháp, ký tháng 11/2009, nhằm khuyến khích việc phát triển du lịch và kinh tế dựa trên các di sản văn hóa của nước này. Hiện khoảng 20 công trình nổi tiếng của Pháp đang chờ được phê duyệt để trở thành những khách sạn sang trọng của nước này.
Ông Jean-Francois Hebert, người phụ trách cung điện Fontainbleau - một trong số các công trình đang chờ được phê duyệt, khẳng định việc biến các di sản thành khách sạn hoàn toàn có lợi bởi không những công chúng có thể nâng cao ý thức bảo vệ di sản của mình khi được lưu trú trực tiếp tại những cung điện sang trọng này, mà nó còn giúp những công trình này tránh được hư hỏng theo thời gian./.
Người đứng đầu khu cung điện Versailles Jean-Jacques Aillagon khẳng định đây là một sáng kiến tiên phong của các cơ quan chức năng Pháp. Ông lạc quan tin tưởng khi khách sạn sang trọng này đi vào hoạt động vào cuối năm 2011, chắc chắn nó sẽ thu hút một lượng lớn khách du lịch, tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương.
Nằm cách thủ đô Paris 20km về phía Tây Nam, với diện tích khoảng 67.000m2 và các công trình kiến trúc vô cùng đồ sộ, lộng lẫy, cung điện Versailles được coi là biểu tượng của quyền lực tối thượng của các triều đại phong kiến Pháp.
Cung điện lộng lẫy này còn là nơi ghi dấu những tinh hoa của nghệ thuật Pháp thế kỷ 17 và 18, với kiến trúc tuân theo những quy tắc chuẩn mực của chủ nghĩa cổ điển như tính đối xứng của công trình, các hành lang nhiều cột, các công trình nghệ thuật lấy cảm hứng từ truyền thuyết và nghệ thuật cổ đại, xen lẫn với nét nghệ thuật Baroque.
Tiếng tăm của Versailles còn được lưu truyền từ đời này qua đời khác nhờ Phòng Gương (Hall of Mirrors) độc đáo - căn phòng lớn nhất của lâu đài dành cho hoàng hậu, dài tới 73m, một bên nhìn ra khu vườn, một bên được bao phủ bởi 17 tấm gương cực lớn. Vì lẽ này, năm 1979, cung điện Versailles đã được Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thế giới.
Tuy nhiên, cùng với thời gian, cung điện Versailles vẫn chưa được phát huy hết tính năng của nó, thậm chí cho đến năm 2006, công tác bảo tồn và gìn giữ cung điện hoành tráng này vẫn không được chú trọng.
Ông Jean-Jacques Aillagon cho biết hiện Công ty Ivy International SA của Bỉ đã được giao trọng trách trùng tu và biến cung điện nguy nga này thành khách sạn cao cấp của Pháp trong vòng 30 năm tới. Toàn bộ chi phí tu bổ cung điện, dự kiến có thể lên tới 5,5 triệu euro (khoảng 7,3 triệu USD) sẽ do Ivy International SA chi trả. Bên cạnh đó, công ty này còn phải trả phí thuê cung điện hàng năm.
Sáng kiến độc đáo trên có thể được thực thi là nhờ thỏa thuận giữa Bộ Văn hóa và Bộ Du lịch Pháp, ký tháng 11/2009, nhằm khuyến khích việc phát triển du lịch và kinh tế dựa trên các di sản văn hóa của nước này. Hiện khoảng 20 công trình nổi tiếng của Pháp đang chờ được phê duyệt để trở thành những khách sạn sang trọng của nước này.
Ông Jean-Francois Hebert, người phụ trách cung điện Fontainbleau - một trong số các công trình đang chờ được phê duyệt, khẳng định việc biến các di sản thành khách sạn hoàn toàn có lợi bởi không những công chúng có thể nâng cao ý thức bảo vệ di sản của mình khi được lưu trú trực tiếp tại những cung điện sang trọng này, mà nó còn giúp những công trình này tránh được hư hỏng theo thời gian./.
Thanh Phương (Vietnam+)