Ngày 30/11, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết sẽ bán 22% cổ phần trên tổng vốn điều lệ trong đợt đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào ngày 28/12/2011.
Cũng theo BIDV, ngày 30/11, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2124/QĐ-TTg, phê duyệt Phương án cổ phần hóa BIDV. Theo đó, BIDV cổ phần hóa theo hình thức giữ nguyên vốn nhà nước hiện có, phát hành thêm cổ phần để tăng vốn điều lệ, trong đó tỷ lệ sở hữu của Nhà nước không thấp hơn 65% (với 2 giai đoạn, tỷ lệ sở hữu của Nhà nước trên 78% trong giai đoạn 1, trên 65% trong giai đoạn 2).
Thực hiện theo phương thức bán đấu giá công khai cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) trong năm 2011; bán cổ phần cho người lao động và tổ chức công đoàn và chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cổ phần. Sau đó, BIDV sẽ triển khai các bước để lựa chọn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong nước, phát hành và niêm yết quốc tế vào thời điểm thích hợp.
Vốn điều lệ hiện tại của BIDV là 28.251 tỷ đồng. Tổng khối lượng phát hành trong giai đoạn 1 là 22% vốn điều lệ, trong đó: IPO lần đầu ra công chúng: 3% vốn điều lệ; bán ưu đãi cho cán bộ, công nhân viên: 1% vốn điều lệ; bán cho tổ chức công đoàn: 3% vốn điều lệ; bán cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài 15% vốn điều lệ.
Trong giai đoạn 2, BIDV sẽ phát hành thêm cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài với tổng mức không vượt quá 20% vốn điều lệ và phát hành thêm cổ phần ra công chúng, giảm dần tỷ lệ sở hữu của Nhà nước xuống không thấp hơn 65% vốn điều lệ đến năm 2015.
Về lộ trình để thực hiện IPO, ông Trần Bắc Hà-Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV cho biết: Quyết định và công bố giá trị doanh nghiệp vào ngày 1/12/2011; công bố thông tin bán đấu giá chính thức ngày 2/12; ngày 21/12 đăng ký đấu giá; ngày cuối cùng bỏ phiếu đấu giá là 26/12; ngày tổ chức đấu giá là 28/12.
BIDV sẽ bán cổ phần cho người lao động và tổ chức công đoàn trước ngày 31/12/2011; tổ chức Đại hội cổ đông lần thứ nhất và chuyển đổi thành Ngân hàng thương mại cổ phần vào Quý I/2012; niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh không muộn hơn quý III/2012; bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài trong năm 2012.
Trả lời câu hỏi về giá cổ phiếu được đưa ra đấu giá trong lần này, ông Trần Bắc Hà cho hay giá khởi điểm hiện chưa thể công bố vì BIDV còn phải trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Ông Hà cũng cho biết thêm, BIDV sẽ lựa chọn 1 nhà đầu tư chiến lược nước ngoài với tiêu chí lựa chọn phù hợp với tiêu chí do Ngân hàng Nhà nước quy định. "Về cơ bản, BIDV xác định lựa chọn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là một định chế quốc tế có danh tiếng, cam kết dài hạn, hỗ trợ BIDV trong quản trị doanh nghiệp, quản lý rủi ro tiên tiến, phát triển sản phẩm dịch vụ và áp dụng công nghệ hiện đại," ông Hà nhấn mạnh.
Trên cơ sở đó, việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài của BIDV sẽ được thực hiện với sự hỗ trợ của Tư vấn tài chính Morgan Stanley.
Ông Hà khẳng định: “Chúng tôi xác định thực hiện cổ phần hóa là thực hiện một bước chiến lược quan trọng trong nỗ lực xây dựng BIDV trở thành một Tập đoàn tài chính-ngân hàng đa sở hữu, kinh doanh đa lĩnh vực, hoạt động hướng theo thông lệ quốc tế, chất lượng và hiệu quả hàng đầu trong các định chế tài chính tại Việt Nam.”
Đến 30/11/2011, tổng tài sản của BIDV đạt 403.000 tỷ đồng; huy động vốn đạt 274.000 tỷ đồng; tín dụng đạt 268.200 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 4.100 tỷ đồng, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) đạt 10%./.
Cũng theo BIDV, ngày 30/11, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2124/QĐ-TTg, phê duyệt Phương án cổ phần hóa BIDV. Theo đó, BIDV cổ phần hóa theo hình thức giữ nguyên vốn nhà nước hiện có, phát hành thêm cổ phần để tăng vốn điều lệ, trong đó tỷ lệ sở hữu của Nhà nước không thấp hơn 65% (với 2 giai đoạn, tỷ lệ sở hữu của Nhà nước trên 78% trong giai đoạn 1, trên 65% trong giai đoạn 2).
Thực hiện theo phương thức bán đấu giá công khai cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) trong năm 2011; bán cổ phần cho người lao động và tổ chức công đoàn và chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cổ phần. Sau đó, BIDV sẽ triển khai các bước để lựa chọn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong nước, phát hành và niêm yết quốc tế vào thời điểm thích hợp.
Vốn điều lệ hiện tại của BIDV là 28.251 tỷ đồng. Tổng khối lượng phát hành trong giai đoạn 1 là 22% vốn điều lệ, trong đó: IPO lần đầu ra công chúng: 3% vốn điều lệ; bán ưu đãi cho cán bộ, công nhân viên: 1% vốn điều lệ; bán cho tổ chức công đoàn: 3% vốn điều lệ; bán cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài 15% vốn điều lệ.
Trong giai đoạn 2, BIDV sẽ phát hành thêm cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài với tổng mức không vượt quá 20% vốn điều lệ và phát hành thêm cổ phần ra công chúng, giảm dần tỷ lệ sở hữu của Nhà nước xuống không thấp hơn 65% vốn điều lệ đến năm 2015.
Về lộ trình để thực hiện IPO, ông Trần Bắc Hà-Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV cho biết: Quyết định và công bố giá trị doanh nghiệp vào ngày 1/12/2011; công bố thông tin bán đấu giá chính thức ngày 2/12; ngày 21/12 đăng ký đấu giá; ngày cuối cùng bỏ phiếu đấu giá là 26/12; ngày tổ chức đấu giá là 28/12.
BIDV sẽ bán cổ phần cho người lao động và tổ chức công đoàn trước ngày 31/12/2011; tổ chức Đại hội cổ đông lần thứ nhất và chuyển đổi thành Ngân hàng thương mại cổ phần vào Quý I/2012; niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh không muộn hơn quý III/2012; bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài trong năm 2012.
Trả lời câu hỏi về giá cổ phiếu được đưa ra đấu giá trong lần này, ông Trần Bắc Hà cho hay giá khởi điểm hiện chưa thể công bố vì BIDV còn phải trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Ông Hà cũng cho biết thêm, BIDV sẽ lựa chọn 1 nhà đầu tư chiến lược nước ngoài với tiêu chí lựa chọn phù hợp với tiêu chí do Ngân hàng Nhà nước quy định. "Về cơ bản, BIDV xác định lựa chọn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là một định chế quốc tế có danh tiếng, cam kết dài hạn, hỗ trợ BIDV trong quản trị doanh nghiệp, quản lý rủi ro tiên tiến, phát triển sản phẩm dịch vụ và áp dụng công nghệ hiện đại," ông Hà nhấn mạnh.
Trên cơ sở đó, việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài của BIDV sẽ được thực hiện với sự hỗ trợ của Tư vấn tài chính Morgan Stanley.
Ông Hà khẳng định: “Chúng tôi xác định thực hiện cổ phần hóa là thực hiện một bước chiến lược quan trọng trong nỗ lực xây dựng BIDV trở thành một Tập đoàn tài chính-ngân hàng đa sở hữu, kinh doanh đa lĩnh vực, hoạt động hướng theo thông lệ quốc tế, chất lượng và hiệu quả hàng đầu trong các định chế tài chính tại Việt Nam.”
Đến 30/11/2011, tổng tài sản của BIDV đạt 403.000 tỷ đồng; huy động vốn đạt 274.000 tỷ đồng; tín dụng đạt 268.200 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 4.100 tỷ đồng, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) đạt 10%./.
Minh Thúy (Vietnam+)