Bia ma nhai ở danh thắng Ngũ Hành Sơn-Di sản Tư liệu Châu Á-TBD

Ma nhai là một hệ thống gồm 78 bia bằng chữ Hán và chữ Nôm được khắc trên vách đá và hang động với nội dung, phong cách đa dạng, hình thức độc đáo cùng nhiều thể loại như ngự bút, bia ký, tán....
Bia ma nhai ở danh thắng Ngũ Hành Sơn-Di sản Tư liệu Châu Á-TBD ảnh 1Nhấp chuột để xem kích thước chuẩn

Ngày 1/3, Đà Nẵng tổ chức lễ đón nhận Bằng ghi danh ma nhai tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn là Di sản Tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Ma nhai là một hệ thống gồm 78 bia bằng chữ Hán và chữ Nôm được khắc trên vách đá và hang động với nội dung, phong cách đa dạng, hình thức độc đáo cùng nhiều thể loại như ngự bút, bia ký, tán, thơ văn, đề từ, đề danh, câu đối... của các vị vua, quan triều Nguyễn, cao tăng, cùng bao thế hệ tao nhân, mặc khách đã từng dừng chân lưu đề trên vách đá, hang động tại danh thắng Ngũ Hành Sơn, từ nửa đầu thế kỷ 17 đến thập niên 60 của thế kỷ 20./.

9 Di sản Tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh 
|
Bao gồm 3 Di sản Tư liệu Thế giới và 6 Di sản Tư liệu khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Di sản Tư liệu Thế giới (3)

1- Mộc bản triều Nguyễn (được công nhận năm 2009)
2- Bia Tiến sĩ tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám (được công nhận năm 2011)
3- Châu bản triều Nguyễn (được công nhận năm 2017)

Di sản Tư liệu Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (6)

1- Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm (được công nhận năm 2012)
2- Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (được công nhận năm 2016
3- Mộc bản trường học Phúc Giang (được công nhận năm 2016)
4- Hoàng hoa sứ trình đồ (Hành trình đi sứ Trung Hoa) (được công nhận năm 2018)
5- Bia ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng (được công nhận năm 2022)
6-Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu, Hà Tĩnh (1689-1943) (được công nhận năm 2022)

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục