Bước vào những ngày cao điểm nắng nóng đầu hè, mặc dù việc cắt điện luân phiên chưa thực sự diễn ra song với tâm lý “phòng từ xa”, nhiều người đã chọn mua quạt sạc (còn gọi là quạt tích điện).
Đây được coi là một trong những giải pháp thường được nhiều gia đình lựa chọn để có thể chống nóng. Ngoài chức năng quạt mát, quạt sạc còn có đèn chiếu sáng, hoặc chức năng radio.
Tuy nhiên, để lựa chọn được chiếc quạt sạc tốt, phù hợp túi tiền và biết cách sử dụng để vừa bền, an toàn và không bị chai pin lại là điều không phải ai cũng biết.
Qua khảo sát tại các tuyến phố bán đồ điện lạnh tại Hà Nội như Hai Bà Trưng, Nguyễn Lương Bằng, Cầu Giấy, và các siêu thị điện máy, thị trường này có gần 10 thương hiệu quạt sạc, tuy nhiên, đa phần đều có xuất xứ từ Trung Quốc, Đài Loan...
Ngoài các loại quạt đơn năng với giá bán từ 400.000-800.000 đồng/chiếc, quạt được tích hợp thêm tính năng đèn có giá bán trên dưới 1 triệu đồng/cái thì thị trường còn xuất hiện quạt sạc tích hợp cả tính năng radio. Giá của loại quạt này khoảng 600.000-1,3 triệu đồng/chiếc và bảo hành một năm.
Theo hướng dẫn của các chủ hàng tại phố Hai Bà Trưng, quạt sạc có cấu tạo như quạt điện thông thường (có nhiều kích cỡ) nhưng có kèm bộ tích điện (ắcquy) và một mạch điều khiển sạc điện. Thời gian sạc ắcquy từ 6–8 giờ, sử dụng được 3-4 giờ.
Chị Đỗ Hiền, nhân viên bán hàng tại siêu thị Nguyễn Kim cho biết, những ngày qua, mặt hàng quạt sạc, quạt tích điện được bán khá chạy và luôn ở trong tình trạng cháy hàng.
Giá quạt sạc dao động trong khoảng từ 500.000 đồng-1,5 triệu đồng/chiếc. Cụ thể, quạt sạc Sunhouse có giá 550.000 đồng/chiếc, được bảo hành một năm, quạt sạc Magic của Hàn Quốc có giá 1,4 triệu đồng sử dụng khi sạc đầy lên đến 8 giờ.
Ngoài sản phẩm quạt tích điện, trên thị trường hiện còn xuất hiện rất nhiều loại quạt năng lượng Mặt Trời xuất xứ từ Đài Loan, Trung Quốc với việc có thể sử dụng pin năng lượng Mặt Trời làm nguồn điện tích trữ.
Theo lời giới thiệu của các chủ cửa hàng tại phố Hai Bà Trưng, quạt có cấu tạo khá nhỏ, có hai ổ cắm, một ổ cắm trực tiếp từ nguồn điện lưới, một ổ cắm vào bảng năng lượng Mặt Trời. Sau khi sạc, quạt có thể chạy được từ 6-7 tiếng.
Theo anh Mạnh Hùng, khách mua quạt sạc tại siêu thị Nguyễn Kim, quạt sạc tích điện sử dụng đơn giản, giá cũng khá rẻ. Tuy nhiên, anh Hùng cũng cho rằng, hiện trên thị trường các loại quạt tích điện khá đa dạng về kiểu dáng và xuất xứ khiến người tiêu dùng khó khăn trong việc lựa chọn sản phẩm.
Nhiều người tiêu dùng chọn mua quạt sạc chỉ chú trọng đến kiểu dáng và tính năng tiện dụng. Vì vậy, nhiều trường hợp mua về dùng thì sạc điện không vào hoặc đèn báo đầy điện nhưng nhanh hết điện.
Theo chị Đỗ Hiền thì cơ chế hoạt động của quạt phụ thuộc rất lớn vào ắcquy. Do vậy, khi chọn mua, người tiêu dùng nên chú ý xem kỹ công suất ắc quy, loại ắcquy có công suất cao sẽ tích điện tốt hơn. Loại quạt có kèm đèn, nhạc báo, đồng hồ… thường nhanh hỏng hơn do sử dụng nguồn điện lớn từ ắcquy.
Cũng theo khuyến cáo của chị Đỗ Hiền, người dùng không nên sử dụng quạt đến cạn kiệt pin, vì như vậy khả năng phục hồi công suất của quạt sau khi sạc lại sẽ rất kém. Nếu quạt có thời gian dùng đến 8 giờ thì chỉ nên dùng khoảng 6-7 giờ là tắt và mang đi sạc. Trong trường hợp dù không dùng đến quạt cũng nên thường xuyên mang quạt ra sạc vì bản thân quạt tự tiêu hao năng lượng.
Nếu dùng đúng cách, độ bền của quạt sạc có thể đạt từ 2-3 năm, còn ngược lại độ bền của quạt chỉ ở mức khoảng 3-6 tháng.
Một nguyên nhân nữa khiến tuổi thọ của quạt sạc không cao là do quạt sạc bị “chai” vì không áp dụng đúng cách sạc với ắcquy.
Để quạt sạc nói riêng và các sản phẩm sạc điện khác bền, người sử dụng cần chú ý sạc điện và bảo dưỡng. Khi mới mua về, người tiêu dùng nên sạc trong vòng 15 tiếng, khi sạc phải tắt hết các chức năng. Dù dùng ít hay dùng nhiều cũng phải sạc lại để ắcquy không bị chai và nguồn điện luôn được tích đủ.
Hầu hết các cửa hàng và các siêu thị tại Hà Nội đều cho rằng, người tiêu dùng nên mua các sản phẩm bày bán tại những trung tâm điện máy có uy tín để được chăm sóc tốt hơn cho sản phẩm và có chế độ bảo hành tốt nhất./.
Đây được coi là một trong những giải pháp thường được nhiều gia đình lựa chọn để có thể chống nóng. Ngoài chức năng quạt mát, quạt sạc còn có đèn chiếu sáng, hoặc chức năng radio.
Tuy nhiên, để lựa chọn được chiếc quạt sạc tốt, phù hợp túi tiền và biết cách sử dụng để vừa bền, an toàn và không bị chai pin lại là điều không phải ai cũng biết.
Qua khảo sát tại các tuyến phố bán đồ điện lạnh tại Hà Nội như Hai Bà Trưng, Nguyễn Lương Bằng, Cầu Giấy, và các siêu thị điện máy, thị trường này có gần 10 thương hiệu quạt sạc, tuy nhiên, đa phần đều có xuất xứ từ Trung Quốc, Đài Loan...
Ngoài các loại quạt đơn năng với giá bán từ 400.000-800.000 đồng/chiếc, quạt được tích hợp thêm tính năng đèn có giá bán trên dưới 1 triệu đồng/cái thì thị trường còn xuất hiện quạt sạc tích hợp cả tính năng radio. Giá của loại quạt này khoảng 600.000-1,3 triệu đồng/chiếc và bảo hành một năm.
Theo hướng dẫn của các chủ hàng tại phố Hai Bà Trưng, quạt sạc có cấu tạo như quạt điện thông thường (có nhiều kích cỡ) nhưng có kèm bộ tích điện (ắcquy) và một mạch điều khiển sạc điện. Thời gian sạc ắcquy từ 6–8 giờ, sử dụng được 3-4 giờ.
Chị Đỗ Hiền, nhân viên bán hàng tại siêu thị Nguyễn Kim cho biết, những ngày qua, mặt hàng quạt sạc, quạt tích điện được bán khá chạy và luôn ở trong tình trạng cháy hàng.
Giá quạt sạc dao động trong khoảng từ 500.000 đồng-1,5 triệu đồng/chiếc. Cụ thể, quạt sạc Sunhouse có giá 550.000 đồng/chiếc, được bảo hành một năm, quạt sạc Magic của Hàn Quốc có giá 1,4 triệu đồng sử dụng khi sạc đầy lên đến 8 giờ.
Ngoài sản phẩm quạt tích điện, trên thị trường hiện còn xuất hiện rất nhiều loại quạt năng lượng Mặt Trời xuất xứ từ Đài Loan, Trung Quốc với việc có thể sử dụng pin năng lượng Mặt Trời làm nguồn điện tích trữ.
Theo lời giới thiệu của các chủ cửa hàng tại phố Hai Bà Trưng, quạt có cấu tạo khá nhỏ, có hai ổ cắm, một ổ cắm trực tiếp từ nguồn điện lưới, một ổ cắm vào bảng năng lượng Mặt Trời. Sau khi sạc, quạt có thể chạy được từ 6-7 tiếng.
Theo anh Mạnh Hùng, khách mua quạt sạc tại siêu thị Nguyễn Kim, quạt sạc tích điện sử dụng đơn giản, giá cũng khá rẻ. Tuy nhiên, anh Hùng cũng cho rằng, hiện trên thị trường các loại quạt tích điện khá đa dạng về kiểu dáng và xuất xứ khiến người tiêu dùng khó khăn trong việc lựa chọn sản phẩm.
Nhiều người tiêu dùng chọn mua quạt sạc chỉ chú trọng đến kiểu dáng và tính năng tiện dụng. Vì vậy, nhiều trường hợp mua về dùng thì sạc điện không vào hoặc đèn báo đầy điện nhưng nhanh hết điện.
Theo chị Đỗ Hiền thì cơ chế hoạt động của quạt phụ thuộc rất lớn vào ắcquy. Do vậy, khi chọn mua, người tiêu dùng nên chú ý xem kỹ công suất ắc quy, loại ắcquy có công suất cao sẽ tích điện tốt hơn. Loại quạt có kèm đèn, nhạc báo, đồng hồ… thường nhanh hỏng hơn do sử dụng nguồn điện lớn từ ắcquy.
Cũng theo khuyến cáo của chị Đỗ Hiền, người dùng không nên sử dụng quạt đến cạn kiệt pin, vì như vậy khả năng phục hồi công suất của quạt sau khi sạc lại sẽ rất kém. Nếu quạt có thời gian dùng đến 8 giờ thì chỉ nên dùng khoảng 6-7 giờ là tắt và mang đi sạc. Trong trường hợp dù không dùng đến quạt cũng nên thường xuyên mang quạt ra sạc vì bản thân quạt tự tiêu hao năng lượng.
Nếu dùng đúng cách, độ bền của quạt sạc có thể đạt từ 2-3 năm, còn ngược lại độ bền của quạt chỉ ở mức khoảng 3-6 tháng.
Một nguyên nhân nữa khiến tuổi thọ của quạt sạc không cao là do quạt sạc bị “chai” vì không áp dụng đúng cách sạc với ắcquy.
Để quạt sạc nói riêng và các sản phẩm sạc điện khác bền, người sử dụng cần chú ý sạc điện và bảo dưỡng. Khi mới mua về, người tiêu dùng nên sạc trong vòng 15 tiếng, khi sạc phải tắt hết các chức năng. Dù dùng ít hay dùng nhiều cũng phải sạc lại để ắcquy không bị chai và nguồn điện luôn được tích đủ.
Hầu hết các cửa hàng và các siêu thị tại Hà Nội đều cho rằng, người tiêu dùng nên mua các sản phẩm bày bán tại những trung tâm điện máy có uy tín để được chăm sóc tốt hơn cho sản phẩm và có chế độ bảo hành tốt nhất./.
Phan Sinh (TTXVN)