Liam Warriner, một người đàn ông Sydney 22 tuổi, đã bị bắt giữ tháng 10/2011 và bị phạt vì tội có hành vi khiếm nhã trong lúc Nữ hoàng Elizabeth thăm các thần dân ở Brisbane.
Người đàn ông này từng vạch mông về phía Nữ hoàng Anh Elizabeth II trong chuyến thăm Australia của bà vào năm ngoái.
Tòa án thành phố Brisbane hôm 16/1 thông báo, cảnh sát sẽ rút bỏ những cáo buộc vì tội khiếm nhã đối với Warrier, song anh này vẫn có thể bị buộc tội “gây rối nơi công cộng.”
Luật sư John-Paul Mould của Warriner nói rằng thân chủ của mình ban đầu định nhận tội, khi vụ việc theo dự kiến được đưa ra tòa vào ngày 14/, nguồn tin của Hiệp hội báo chí Australia cho biết.
Trong chuyến thăm kéo dài 10 ngày của Nữ hoàng Anh, hàng chục ngàn người đã đổ ra đường để chào đón bà, khi người đứng đầu Liên hiệp Vương quốc Anh đi qua các thành phố Canberra, Brisbane, Melbourne và Perth.
Theo AFP, Nữ hoàng đã được chào đón nồng hậu tại Australia, từng là thuộc địa của Anh, mặc dù từ trước đến nay đã có nhiều tranh cãi rằng liệu chế độ quân chủ với Anh có nên được gỡ bỏ để Australia trở thành một nước cộng hòa.
Australia hiện vẫn duy trì sự hiện diện của Toàn quyền Anh, dù chức danh này chỉ mang tính nghi thức./.
Người đàn ông này từng vạch mông về phía Nữ hoàng Anh Elizabeth II trong chuyến thăm Australia của bà vào năm ngoái.
Tòa án thành phố Brisbane hôm 16/1 thông báo, cảnh sát sẽ rút bỏ những cáo buộc vì tội khiếm nhã đối với Warrier, song anh này vẫn có thể bị buộc tội “gây rối nơi công cộng.”
Luật sư John-Paul Mould của Warriner nói rằng thân chủ của mình ban đầu định nhận tội, khi vụ việc theo dự kiến được đưa ra tòa vào ngày 14/, nguồn tin của Hiệp hội báo chí Australia cho biết.
Trong chuyến thăm kéo dài 10 ngày của Nữ hoàng Anh, hàng chục ngàn người đã đổ ra đường để chào đón bà, khi người đứng đầu Liên hiệp Vương quốc Anh đi qua các thành phố Canberra, Brisbane, Melbourne và Perth.
Theo AFP, Nữ hoàng đã được chào đón nồng hậu tại Australia, từng là thuộc địa của Anh, mặc dù từ trước đến nay đã có nhiều tranh cãi rằng liệu chế độ quân chủ với Anh có nên được gỡ bỏ để Australia trở thành một nước cộng hòa.
Australia hiện vẫn duy trì sự hiện diện của Toàn quyền Anh, dù chức danh này chỉ mang tính nghi thức./.
L.Q (Vietnam+)