Ngày 18/9, lần đầu tiên, một ngôi nhà rường cổ có niên đại 175 năm tuổi của gia đình ông Trương Duy Thanh, tại làng cổ Phước Tích (thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, Thừa Thiên-Huế) đã được khánh thành và đưa vào sử dụng, với tổng kinh phí đầu tư 24.000 euro.
Đây là kết quả của sự hợp tác giữa tỉnh Thừa Thiên-Huế và Vùng Wallonie-Brussels (Vương quốc Bỉ), trong một dự án bảo tồn và phát huy di sản văn hóa làng cổ trong phát triển du lịch.
Phước Tích là ngôi làng thứ hai của Việt Nam được Bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Nếu như làng Việt cổ thứ nhất ở Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) mang dáng dấp đặc trưng của vùng quê đồng bằng Bắc bộ, thì Phước Tích là ngôi làng thứ hai còn khá nguyên vẹn những yếu tố gốc của làng cổ vùng văn hóa Huế và miền Trung.
Khác với những ngôi làng ở miền Trung cát trắng, làng Phước Tích nằm bên dòng sông Ô Lâu xanh mát với lịch sử ngót 500 năm.
Làng với những ngõ xóm thẳng tắp, sau những chiếc cổng xưa cũ là hai hàng chè tàu dẫn vào sân gạch và một ngôi nhà rường lặng lẽ phía sau bức bình phong, phần lớn còn lưu giữ đầy đủ gia phả, hương án, mộc chủ của dòng họ mình cùng với hoành phi câu đối từ khi thành lập đến nay.
Bên cạnh đó là hàng chục đình, chùa, miếu phục vụ đời sống văn hóa cộng đồng của tổ chức làng Việt…
Phước Tích có hơn 100 ngôi nhà cổ, trong đó có đến 30 nhà được xếp vào loại độc đáo nhất của các làng cổ Việt Nam (kiểu nhà rường cổ ba gian, hai chái).
Ngày xưa, người thợ phải mất hàng năm trời để làm được ngôi nhà như thế này.
Điều đặc biệt nữa ở Phước Tích là làng không có ruộng mà sống bằng nghề gốm. Chính vì thế, nghề gốm và các sản phẩm gốm là yếu tố tạo nên giá trị di sản văn hóa độc đáo ở đây.
Từ Festival Huế năm 2006, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tổ chức tour du lịch "Hương xưa - làng cổ," để thu hút khách du lịch.
Để thực hiện tour du lịch này, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã phối hợp với Trường đại học Nghệ thuật Huế thực hiện đề tài khoa học "Nghiên cứu, phát triển một số mẫu mã sản phẩm gốm truyền thống đặc trưng của làng gốm Phước Tích."
Đề tài đã giúp những người thợ gốm làng Phước Tích biết sáng tác, thiết kế và thử nghiệm các mẫu mã sản phẩm gốm mới; đồng thời, chuyển đổi công năng sử dụng từ dòng sản phẩm gốm dân dụng sang dòng gốm trang trí ứng dụng có giá trị thẩm mỹ, kinh tế cao.
Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp với Đại học Nữ Chiêu Hòa (Nhật Bản) đã hỗ trợ và đào tạo nghề cho 20 người dân Phước Tích duy trì nghề gốm bằng cách sản xuất các sản phẩm mẫu mã mới dựa trên kỹ thuật truyền thống để giới thiệu tại Festival Huế 2012.
Đến nay, Phước Tích luôn trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách trong hành trình đến Huế.../.
Đây là kết quả của sự hợp tác giữa tỉnh Thừa Thiên-Huế và Vùng Wallonie-Brussels (Vương quốc Bỉ), trong một dự án bảo tồn và phát huy di sản văn hóa làng cổ trong phát triển du lịch.
Phước Tích là ngôi làng thứ hai của Việt Nam được Bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Nếu như làng Việt cổ thứ nhất ở Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) mang dáng dấp đặc trưng của vùng quê đồng bằng Bắc bộ, thì Phước Tích là ngôi làng thứ hai còn khá nguyên vẹn những yếu tố gốc của làng cổ vùng văn hóa Huế và miền Trung.
Khác với những ngôi làng ở miền Trung cát trắng, làng Phước Tích nằm bên dòng sông Ô Lâu xanh mát với lịch sử ngót 500 năm.
Làng với những ngõ xóm thẳng tắp, sau những chiếc cổng xưa cũ là hai hàng chè tàu dẫn vào sân gạch và một ngôi nhà rường lặng lẽ phía sau bức bình phong, phần lớn còn lưu giữ đầy đủ gia phả, hương án, mộc chủ của dòng họ mình cùng với hoành phi câu đối từ khi thành lập đến nay.
Bên cạnh đó là hàng chục đình, chùa, miếu phục vụ đời sống văn hóa cộng đồng của tổ chức làng Việt…
Phước Tích có hơn 100 ngôi nhà cổ, trong đó có đến 30 nhà được xếp vào loại độc đáo nhất của các làng cổ Việt Nam (kiểu nhà rường cổ ba gian, hai chái).
Ngày xưa, người thợ phải mất hàng năm trời để làm được ngôi nhà như thế này.
Điều đặc biệt nữa ở Phước Tích là làng không có ruộng mà sống bằng nghề gốm. Chính vì thế, nghề gốm và các sản phẩm gốm là yếu tố tạo nên giá trị di sản văn hóa độc đáo ở đây.
Từ Festival Huế năm 2006, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tổ chức tour du lịch "Hương xưa - làng cổ," để thu hút khách du lịch.
Để thực hiện tour du lịch này, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã phối hợp với Trường đại học Nghệ thuật Huế thực hiện đề tài khoa học "Nghiên cứu, phát triển một số mẫu mã sản phẩm gốm truyền thống đặc trưng của làng gốm Phước Tích."
Đề tài đã giúp những người thợ gốm làng Phước Tích biết sáng tác, thiết kế và thử nghiệm các mẫu mã sản phẩm gốm mới; đồng thời, chuyển đổi công năng sử dụng từ dòng sản phẩm gốm dân dụng sang dòng gốm trang trí ứng dụng có giá trị thẩm mỹ, kinh tế cao.
Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp với Đại học Nữ Chiêu Hòa (Nhật Bản) đã hỗ trợ và đào tạo nghề cho 20 người dân Phước Tích duy trì nghề gốm bằng cách sản xuất các sản phẩm mẫu mã mới dựa trên kỹ thuật truyền thống để giới thiệu tại Festival Huế 2012.
Đến nay, Phước Tích luôn trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách trong hành trình đến Huế.../.
Quốc Việt (TTXVN)