Trong tháng Sáu tới. Bộ Y tế sẽ ra thông tư quy định bệnh viện tuyến Trung ương không được khám, chữa bệnh thông thường và chỉ chữa những bệnh có kỹ thuật tương đối cao.
Thông tin trên được Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết chiều 17/4, tại buổi giải trình về vấn đề chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh và quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế, trong khuôn khổ phiên họp toàn thể lần thứ 5 của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội.
Tại buổi giải trình, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến thừa nhận việc chuyển tuyến, vượt tuyến khám chữa bệnh vẫn là vấn đề lớn gây quá tải, vượt quỹ bảo hiểm y tế. Theo nghiên cứu, khảo sát của Bộ Y tế, hiện có khoảng 60% bệnh nhân điều trị tuyến trên, nhất là tuyến Trung ương. Có nhiều nguyên nhân như thân quen, có điều kiện kinh tế và quan trọng nhất là niềm tin của ngưởi bệnh đối với các tuyến dưới chưa cao.
Trả lời về giải pháp khắc phục tình trạng vượt tuyến, chuyển tuyến hiện nay, theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ Y tế đang đưa ra Đề án "bác sỹ gia đình" đối với các trạm y tế xã. Những trạm y tế xã có bác sỹ thì sẽ được tập huấn chương trình "bác sỹ gia đình," khám và điều trị ban đầu các bệnh thông thường, nếu nặng mới chuyển lên tuyến huyện.
Bộ Y tế cũng đã tổng kết Chỉ thị 06, sắp tới sẽ trình Đề án lên Bộ Chính trị, trong đó có việc xem xét vai trò của tuyến y tế cấp xã. Đối với bệnh viện tuyến huyện, Bộ Y tế sẽ trình đề án "Bệnh viện vệ tinh" đồng thời trong tháng Sáu, Bộ Y tế cũng sẽ ra Thông tư quy định bệnh viện tuyến trung ương chỉ chữa những bệnh có kỹ thuật tương đối cao.
Nếu tuyến trên chữa những bệnh thông thường, bệnh nhẹ thì sẽ bị hạ bậc đồng thời bảo hiểm xã hội sẽ không ký hợp đồng, không thanh toán những chi phí chữa bệnh cho bệnh viện đó.
Cùng với đó, nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, Bộ Y tế đã có các Đề án về nghĩa vụ luân phiên. Theo đó, các bác sỹ lâu năm sẽ luân phiên luân chuyển xuống tuyến dưới từ sáu tháng đến một năm đồng thời các bác sỹ trẻ, tốt nghiệp loại khá, giỏi, có hai năm chuyên khoa sẽ đi xuống 62 huyện nghèo. Thủ tướng đã đồng ý và Bộ Y tế sẽ hướng dẫn triển khai đề án này trong thời gian tới.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, hiện mô hình trạm y tế xã phát huy vai trò khi Việt Nam còn nghèo nhưng đến một thời điểm nào đó thì việc khám chữa bệnh ở trạm y tế sẽ không cần thiết nữa. Với mô hình trong tương lai, đối với đô thị lớn, trạm y tế chỉ đóng vai trò chăm sóc sức khỏe ban đầu nhưng ở vùng xa xôi thì vẫn phải khám chữa bệnh.
Trở lời câu hỏi về giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tuyến dưới, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết Luật Bảo hiểm Y tế sắp tới sẽ điều chỉnh, xem xét quy định đăng ký khám chữa bệnh ban đầu và đối với trường hợp trái tuyến thì phải tăng tỷ lệ chi trả. Bộ Y tế sẽ đề nghị với bảo hiểm xã hội phân bố thẻ bảo hiểm y tế tại một số cơ sở và quy định về chuyển tuyến một số bệnh mãn tính sẽ rõ hơn, dựa vào tiêu chí số giường bệnh, năng lực, số cán bộ.
Bộ trưởng Phạm Thị Kim Tiến cũng cho biết, hiện quyền lợi bảo hiểm y tế được mở rộng toàn diện, hầu hết dịch vụ y tế kể cả các dịch vụ tiên tiến, các loại thuốc mới đều được quỹ bảo hiểm y tế chi trả, nhưng cũng là nguyên nhân tăng chi từ quỹ bảo hiểm y tế. Bảo hiểm y tế có thể sẽ được điều chỉnh để vừa cân bằng nhu cầu của người dân vừa phù hợp với điều kiện của quỹ bảo hiểm y tế.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng dành nhiều thời gian giải trình về các giải pháp ưu tiên khám chữa bệnh cho người có công, cán bộ hưu trí, người cao tuổi; việc giảm bớt các thủ tục rườm rà đối với người bệnh; việc xử lý vi phạm về bảo hiểm y tế.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, về đăng ký khám chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, đa số các Sở y tế và cơ quan bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố đều thống nhất việc lập danh sách các cơ sở đủ điều kiện đăng ký khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu, phân bổ số lượng người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký tại mỗi cơ sở phù hợp với khả năng phục vụ của đơn vị, bảo đảm cân đối quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm y tế.
Hiện, tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại tuyến xã chiếm khoảng 20%, tuyến huyện 60%, tuyến tỉnh và Trung ương 20%. Việc chuyển tuyến cơ bản thực hiện theo đúng quy định của Thông tư, trách nhiệm của cơ sở khám chữa bệnh, cơ quan bảo hiểm xã hội các địa phương được nâng cao rõ rệt về chuyên môn, cách thức quản lý, cách thức thông tin cho người bệnh khi chuyển tuyến, vượt tuyến...
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, vẫn còn tình trạng phân bố thẻ bảo hiểm y tế không đồng đều; thời gian và thủ tục chuyển tuyến còn phiền hà; còn tình trạng bệnh nhân chưa đến mức chuyển tuyến trên nhưng bác sĩ điều trị vẫn viết giấy chuyển viện theo yêu cầu của bệnh nhân...
Về tình hình quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế, từ năm 2010-2012, số thu bảo hiểm y tế trong năm 2010 đạt 25.540,6 tỷ đồng (tăng 95,94% so với năm 2009); năm 2012 là 39.263,6 tỷ đồng (tăng 13,37% so với năm 2011). Từ năm 2010, quỹ bảo hiểm y tế đảm bảo cân đối và hoàn trả được khoản vay từ quỹ hưu trí để thanh toán phần chi vượt quỹ bảo hiểm y tế trong giai đoạn 2005-2009 với số tiền 3.083 tỷ đồng. Năm 2011, 2012, quỹ bảo hiểm y tế tiếp tục cân đối và có kết dư./.
Thông tin trên được Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết chiều 17/4, tại buổi giải trình về vấn đề chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh và quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế, trong khuôn khổ phiên họp toàn thể lần thứ 5 của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội.
Tại buổi giải trình, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến thừa nhận việc chuyển tuyến, vượt tuyến khám chữa bệnh vẫn là vấn đề lớn gây quá tải, vượt quỹ bảo hiểm y tế. Theo nghiên cứu, khảo sát của Bộ Y tế, hiện có khoảng 60% bệnh nhân điều trị tuyến trên, nhất là tuyến Trung ương. Có nhiều nguyên nhân như thân quen, có điều kiện kinh tế và quan trọng nhất là niềm tin của ngưởi bệnh đối với các tuyến dưới chưa cao.
Trả lời về giải pháp khắc phục tình trạng vượt tuyến, chuyển tuyến hiện nay, theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ Y tế đang đưa ra Đề án "bác sỹ gia đình" đối với các trạm y tế xã. Những trạm y tế xã có bác sỹ thì sẽ được tập huấn chương trình "bác sỹ gia đình," khám và điều trị ban đầu các bệnh thông thường, nếu nặng mới chuyển lên tuyến huyện.
Bộ Y tế cũng đã tổng kết Chỉ thị 06, sắp tới sẽ trình Đề án lên Bộ Chính trị, trong đó có việc xem xét vai trò của tuyến y tế cấp xã. Đối với bệnh viện tuyến huyện, Bộ Y tế sẽ trình đề án "Bệnh viện vệ tinh" đồng thời trong tháng Sáu, Bộ Y tế cũng sẽ ra Thông tư quy định bệnh viện tuyến trung ương chỉ chữa những bệnh có kỹ thuật tương đối cao.
Nếu tuyến trên chữa những bệnh thông thường, bệnh nhẹ thì sẽ bị hạ bậc đồng thời bảo hiểm xã hội sẽ không ký hợp đồng, không thanh toán những chi phí chữa bệnh cho bệnh viện đó.
Cùng với đó, nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, Bộ Y tế đã có các Đề án về nghĩa vụ luân phiên. Theo đó, các bác sỹ lâu năm sẽ luân phiên luân chuyển xuống tuyến dưới từ sáu tháng đến một năm đồng thời các bác sỹ trẻ, tốt nghiệp loại khá, giỏi, có hai năm chuyên khoa sẽ đi xuống 62 huyện nghèo. Thủ tướng đã đồng ý và Bộ Y tế sẽ hướng dẫn triển khai đề án này trong thời gian tới.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, hiện mô hình trạm y tế xã phát huy vai trò khi Việt Nam còn nghèo nhưng đến một thời điểm nào đó thì việc khám chữa bệnh ở trạm y tế sẽ không cần thiết nữa. Với mô hình trong tương lai, đối với đô thị lớn, trạm y tế chỉ đóng vai trò chăm sóc sức khỏe ban đầu nhưng ở vùng xa xôi thì vẫn phải khám chữa bệnh.
Trở lời câu hỏi về giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tuyến dưới, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết Luật Bảo hiểm Y tế sắp tới sẽ điều chỉnh, xem xét quy định đăng ký khám chữa bệnh ban đầu và đối với trường hợp trái tuyến thì phải tăng tỷ lệ chi trả. Bộ Y tế sẽ đề nghị với bảo hiểm xã hội phân bố thẻ bảo hiểm y tế tại một số cơ sở và quy định về chuyển tuyến một số bệnh mãn tính sẽ rõ hơn, dựa vào tiêu chí số giường bệnh, năng lực, số cán bộ.
Bộ trưởng Phạm Thị Kim Tiến cũng cho biết, hiện quyền lợi bảo hiểm y tế được mở rộng toàn diện, hầu hết dịch vụ y tế kể cả các dịch vụ tiên tiến, các loại thuốc mới đều được quỹ bảo hiểm y tế chi trả, nhưng cũng là nguyên nhân tăng chi từ quỹ bảo hiểm y tế. Bảo hiểm y tế có thể sẽ được điều chỉnh để vừa cân bằng nhu cầu của người dân vừa phù hợp với điều kiện của quỹ bảo hiểm y tế.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng dành nhiều thời gian giải trình về các giải pháp ưu tiên khám chữa bệnh cho người có công, cán bộ hưu trí, người cao tuổi; việc giảm bớt các thủ tục rườm rà đối với người bệnh; việc xử lý vi phạm về bảo hiểm y tế.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, về đăng ký khám chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, đa số các Sở y tế và cơ quan bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố đều thống nhất việc lập danh sách các cơ sở đủ điều kiện đăng ký khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu, phân bổ số lượng người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký tại mỗi cơ sở phù hợp với khả năng phục vụ của đơn vị, bảo đảm cân đối quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm y tế.
Hiện, tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại tuyến xã chiếm khoảng 20%, tuyến huyện 60%, tuyến tỉnh và Trung ương 20%. Việc chuyển tuyến cơ bản thực hiện theo đúng quy định của Thông tư, trách nhiệm của cơ sở khám chữa bệnh, cơ quan bảo hiểm xã hội các địa phương được nâng cao rõ rệt về chuyên môn, cách thức quản lý, cách thức thông tin cho người bệnh khi chuyển tuyến, vượt tuyến...
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, vẫn còn tình trạng phân bố thẻ bảo hiểm y tế không đồng đều; thời gian và thủ tục chuyển tuyến còn phiền hà; còn tình trạng bệnh nhân chưa đến mức chuyển tuyến trên nhưng bác sĩ điều trị vẫn viết giấy chuyển viện theo yêu cầu của bệnh nhân...
Về tình hình quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế, từ năm 2010-2012, số thu bảo hiểm y tế trong năm 2010 đạt 25.540,6 tỷ đồng (tăng 95,94% so với năm 2009); năm 2012 là 39.263,6 tỷ đồng (tăng 13,37% so với năm 2011). Từ năm 2010, quỹ bảo hiểm y tế đảm bảo cân đối và hoàn trả được khoản vay từ quỹ hưu trí để thanh toán phần chi vượt quỹ bảo hiểm y tế trong giai đoạn 2005-2009 với số tiền 3.083 tỷ đồng. Năm 2011, 2012, quỹ bảo hiểm y tế tiếp tục cân đối và có kết dư./.
Phúc Hằng (TTXVN)