Ngày 26/2, Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Bệnh viện, 56 năm “Ngày thầy thuốc Việt Nam” (27/2) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất lần thứ hai.
Ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư và Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đến dự, chúc mừng.
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang đã thay mặt Đảng, Nhà nước chúc mừng tập thể các giáo sư, bác sĩ, y tế, hộ lý, kỹ thuật viên, cán bộ nhân viên bệnh viện Bạch Mai về những đóng góp, cống hiến cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân trong những năm qua.
Thường trực Ban Bí thư nêu rõ Bạch Mai là một trong những bệnh viện lâu đời nhất, lớn nhất và là cái nôi đào tạo nhiều thế hệ thầy thuốc Việt Nam. Sau chặng đường 100 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện Bạch Mai từ nhà thương Cống Vọng nhỏ ngày trước nay đã trở thành một bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh hạng đặc biệt, một trong những trung tâm y tế chuyên sâu hàng đầu của cả nước. 011112
Với đội ngũ giáo sư, bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, giỏi, nhiều kinh nghiệm, đồng thời có cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị tương đối hiện đại, đồng bộ, Bệnh viện Bạch Mai là địa chỉ khám, chữa bệnh đáng tin cậy của người bệnh và nhân dân cả nước.
Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Thường trực Ban Bí thư đã trao Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Bệnh viện Bạch Mai; Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã trao Huân chương Độc lập hạng Ba cho Công đoàn Bệnh viện; Huân chương Lao động hạng Nhất cho ba cá nhân là cán bộ lãnh đạo tiền nhiệm của bệnh viện; Huân chương Lao động hạng Nhì cho một tập thể và năm cá nhân; Huân chương Lao động hạng Ba cho 14 tập thể và 13 cá nhân; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 14 tập thể của bệnh viện.
Năm 2010, Bệnh viện Bạch Mai đã khám cho gần 720.000 người bệnh và điều trị nội trú cho gần 96.000 trường hợp. Nhiều kỹ thuật tiên tiến, hiện đại đang được áp dụng trong chẩn đoán và điều trị cho người bệnh như điều trị bệnh nhân u não và một số bệnh lý sọ não bằng phương pháp xạ phẫu dao Gamma quay, kỹ thuật chụp PET/CT mô phỏng lập kế hoạch xạ trị gia tốc, xạ trị điều biến liều trong điều trị bệnh nhân ung thư, kỹ thuật nong van hai lá qua da bằng bóng; điều trị loạn nhịp tim phức tạp bằng sóng radio; siêu âm trong lòng mạch; ứng dụng công nghệ tế bào gốc điều trị cho người bệnh suy tim nặng sau nhồi máu cơ tim, siêu âm trong lòng mạch (IVUS), ứng dụng trong điều trị can thiệp động mạch vành là những kỹ thuật hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới…
Ngoài ra, các kỹ thuật ghép thận, đặt stent khí quản, kỹ thuật sinh học phân tử trong chẩn đoán các bệnh nhiễm trùng (định danh, đinh tính vi khuẩn, virus…) cũng được thực hiện thường xuyên.
Bệnh viện cũng là nơi đầu tiên áp dụng thành công các phương pháp hồi sức cấp cứu mới như lọc máu liên tục bằng quả lọc chuyên biệt, kỹ thuật trao đổi oxy qua màng tim phổi nhân tạo…
Sáng cùng ngày, ông Trương Tấn Sang cũng đã đến thăm các bệnh nhân và chúc mừng tập thể lãnh đạo, các y, bác sỹ, cán bộ viên chức của Bệnh viện Hữu Nghị.
Đây là một trong ba địa chỉ có vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của các lãnh đạo Đảng và Nhà nước đang đương nhiệm và đã nghỉ hưu.
Bệnh viện Hữu Nghị hiện có 770 cán bộ với 204 bác sĩ và nhiều dược sĩ. Năm 2010, bệnh viện có 558 giường bệnh và đã điều trị được 15.000 bệnh nhân nội trú; thực hiện được trên 5.000 ca phẫu thuật, 1.000 ca mổ mắt; rút ngắn ngày điều trị trung bình từ trên 20 ngày xuống còn 11 ngày…
Năm 2011, Bệnh viện phấn đấu thực hiện được kỹ thuật mổ tim hở tại viện; thực hiện dự án trung tâm ung bướu xạ trị; đưa nhà điều trị cao tầng vào sử dụng và khởi công xây dựng phòng khám và nhà tang lễ bệnh viện./.
Ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư và Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đến dự, chúc mừng.
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang đã thay mặt Đảng, Nhà nước chúc mừng tập thể các giáo sư, bác sĩ, y tế, hộ lý, kỹ thuật viên, cán bộ nhân viên bệnh viện Bạch Mai về những đóng góp, cống hiến cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân trong những năm qua.
Thường trực Ban Bí thư nêu rõ Bạch Mai là một trong những bệnh viện lâu đời nhất, lớn nhất và là cái nôi đào tạo nhiều thế hệ thầy thuốc Việt Nam. Sau chặng đường 100 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện Bạch Mai từ nhà thương Cống Vọng nhỏ ngày trước nay đã trở thành một bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh hạng đặc biệt, một trong những trung tâm y tế chuyên sâu hàng đầu của cả nước. 011112
Với đội ngũ giáo sư, bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, giỏi, nhiều kinh nghiệm, đồng thời có cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị tương đối hiện đại, đồng bộ, Bệnh viện Bạch Mai là địa chỉ khám, chữa bệnh đáng tin cậy của người bệnh và nhân dân cả nước.
Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Thường trực Ban Bí thư đã trao Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Bệnh viện Bạch Mai; Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã trao Huân chương Độc lập hạng Ba cho Công đoàn Bệnh viện; Huân chương Lao động hạng Nhất cho ba cá nhân là cán bộ lãnh đạo tiền nhiệm của bệnh viện; Huân chương Lao động hạng Nhì cho một tập thể và năm cá nhân; Huân chương Lao động hạng Ba cho 14 tập thể và 13 cá nhân; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 14 tập thể của bệnh viện.
Năm 2010, Bệnh viện Bạch Mai đã khám cho gần 720.000 người bệnh và điều trị nội trú cho gần 96.000 trường hợp. Nhiều kỹ thuật tiên tiến, hiện đại đang được áp dụng trong chẩn đoán và điều trị cho người bệnh như điều trị bệnh nhân u não và một số bệnh lý sọ não bằng phương pháp xạ phẫu dao Gamma quay, kỹ thuật chụp PET/CT mô phỏng lập kế hoạch xạ trị gia tốc, xạ trị điều biến liều trong điều trị bệnh nhân ung thư, kỹ thuật nong van hai lá qua da bằng bóng; điều trị loạn nhịp tim phức tạp bằng sóng radio; siêu âm trong lòng mạch; ứng dụng công nghệ tế bào gốc điều trị cho người bệnh suy tim nặng sau nhồi máu cơ tim, siêu âm trong lòng mạch (IVUS), ứng dụng trong điều trị can thiệp động mạch vành là những kỹ thuật hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới…
Ngoài ra, các kỹ thuật ghép thận, đặt stent khí quản, kỹ thuật sinh học phân tử trong chẩn đoán các bệnh nhiễm trùng (định danh, đinh tính vi khuẩn, virus…) cũng được thực hiện thường xuyên.
Bệnh viện cũng là nơi đầu tiên áp dụng thành công các phương pháp hồi sức cấp cứu mới như lọc máu liên tục bằng quả lọc chuyên biệt, kỹ thuật trao đổi oxy qua màng tim phổi nhân tạo…
Sáng cùng ngày, ông Trương Tấn Sang cũng đã đến thăm các bệnh nhân và chúc mừng tập thể lãnh đạo, các y, bác sỹ, cán bộ viên chức của Bệnh viện Hữu Nghị.
Đây là một trong ba địa chỉ có vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của các lãnh đạo Đảng và Nhà nước đang đương nhiệm và đã nghỉ hưu.
Bệnh viện Hữu Nghị hiện có 770 cán bộ với 204 bác sĩ và nhiều dược sĩ. Năm 2010, bệnh viện có 558 giường bệnh và đã điều trị được 15.000 bệnh nhân nội trú; thực hiện được trên 5.000 ca phẫu thuật, 1.000 ca mổ mắt; rút ngắn ngày điều trị trung bình từ trên 20 ngày xuống còn 11 ngày…
Năm 2011, Bệnh viện phấn đấu thực hiện được kỹ thuật mổ tim hở tại viện; thực hiện dự án trung tâm ung bướu xạ trị; đưa nhà điều trị cao tầng vào sử dụng và khởi công xây dựng phòng khám và nhà tang lễ bệnh viện./.
Thu Phương (TTXVN/Vietnam+)