Dịch bệnh tay chân miệng không chỉ đang bùng phát mạnh ở khu vực đồng bằng, thành thị mà hiện nay đã xuất hiện chùm ca bệnh này ở huyện miền núi Thanh Sơn của tỉnh Phú Thọ.
Ông Nguyễn Trọng Oánh-Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Phú Thọ cho biết, chùm ca bệnh tay chân miệng đã xuất hiện tại trường mần non xã Cự Thắng (huyện Thanh Sơn) với 22 trẻ mắc, trong đó có một số ca lâm sàng điển hình của bệnh chân tay miệng. Các cháu có các triệu chứng sốt, nổi nốt trong miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân...
Ông Oánh cho hay, tại trường mầm non trên vừa qua có 22 trên tổng số 37 cháu của một lớp có những biểu hiện của bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, sau khi có các biện pháp khống chế, sức khỏe của các cháu bé đã ổn định, bệnh không còn lo ngại.
Có 2 cháu bé phải chuyển đến nằm bệnh viện huyện Thanh Sơn, còn lại 20 trường hợp khác được điều trị ngoại trú ở nhà và đã khỏi.
Ngay sau khi phát hiện các trường hợp có biểu hiện điển hình của bệnh tay chân miệng, Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Phú Thọ hàng ngày cử người đến tận nơi giám sát, hướng dẫn gia đình các cách đình khử khuẩn, cách vệ sinh, chăm sóc, cấp dung dịch Cloramin B để sát khuẩn.
Theo thông tin từ Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Phú Thọ, hiện nay bệnh tay chân miệng đã lan rộng trên địa bàn tỉnh với số người mắc bệnh là 800 ca, tuy nhiên chưa có bệnh nhân tử vong. Hầu hết bệnh nhân là trẻ em dưới 5 tuổi.
Trong tháng vừa qua, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng tại tỉnh Phú Thọ đã giảm, đặc biệt tuần qua số trường hợp mắc đã giảm 50%.
Ông Hồ Đức Hải-Giám đốc Sở Y tế tỉnh Phú Thọ cho hay, các cháu bé có hội chứng chân tay miệng tại trường mầm non xã Cự Thắng là do nhiều nguyên nhân nhiễm trùng gây nên. Ngay sau khi phát hiện, Sở Y tế tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp khống chế và đến nay tình hình 22 cháu bé đã ổn định, tỷ lệ bệnh nhân khỏi gần hết 100%. Đặc biệt qua điều trị, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng trên phạm vi toàn tỉnh đã khỏi hơn 50%.
Trước tình hình trên, để dịch bệnh tay chân miệng không lây lan ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa tỉnh Phú Thọ đã tích cực triển khai nhiều chương trình, tăng cường công tác tuyên truyền, đưa cán bộ truyền thông đến tận các thôn bản, hướng dẫn bà con cách phòng chống căn bệnh này.
Trung tâm y tế tỉnh cũng chuẩn bị phòng cách ly, cung cấp đầy đủ thuốc cho các bệnh nhân khi đến điều trị, cấp thuốc Cloramin B tới những gia đình có trẻ bị bệnh, các trường mẫu giáo, mầm non trên địa bàn để thường xuyên vệ sinh, lau chùi những dụng cụ, đồ chơi cho các cháu./.
Ông Nguyễn Trọng Oánh-Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Phú Thọ cho biết, chùm ca bệnh tay chân miệng đã xuất hiện tại trường mần non xã Cự Thắng (huyện Thanh Sơn) với 22 trẻ mắc, trong đó có một số ca lâm sàng điển hình của bệnh chân tay miệng. Các cháu có các triệu chứng sốt, nổi nốt trong miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân...
Ông Oánh cho hay, tại trường mầm non trên vừa qua có 22 trên tổng số 37 cháu của một lớp có những biểu hiện của bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, sau khi có các biện pháp khống chế, sức khỏe của các cháu bé đã ổn định, bệnh không còn lo ngại.
Có 2 cháu bé phải chuyển đến nằm bệnh viện huyện Thanh Sơn, còn lại 20 trường hợp khác được điều trị ngoại trú ở nhà và đã khỏi.
Ngay sau khi phát hiện các trường hợp có biểu hiện điển hình của bệnh tay chân miệng, Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Phú Thọ hàng ngày cử người đến tận nơi giám sát, hướng dẫn gia đình các cách đình khử khuẩn, cách vệ sinh, chăm sóc, cấp dung dịch Cloramin B để sát khuẩn.
Theo thông tin từ Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Phú Thọ, hiện nay bệnh tay chân miệng đã lan rộng trên địa bàn tỉnh với số người mắc bệnh là 800 ca, tuy nhiên chưa có bệnh nhân tử vong. Hầu hết bệnh nhân là trẻ em dưới 5 tuổi.
Trong tháng vừa qua, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng tại tỉnh Phú Thọ đã giảm, đặc biệt tuần qua số trường hợp mắc đã giảm 50%.
Ông Hồ Đức Hải-Giám đốc Sở Y tế tỉnh Phú Thọ cho hay, các cháu bé có hội chứng chân tay miệng tại trường mầm non xã Cự Thắng là do nhiều nguyên nhân nhiễm trùng gây nên. Ngay sau khi phát hiện, Sở Y tế tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp khống chế và đến nay tình hình 22 cháu bé đã ổn định, tỷ lệ bệnh nhân khỏi gần hết 100%. Đặc biệt qua điều trị, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng trên phạm vi toàn tỉnh đã khỏi hơn 50%.
Trước tình hình trên, để dịch bệnh tay chân miệng không lây lan ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa tỉnh Phú Thọ đã tích cực triển khai nhiều chương trình, tăng cường công tác tuyên truyền, đưa cán bộ truyền thông đến tận các thôn bản, hướng dẫn bà con cách phòng chống căn bệnh này.
Trung tâm y tế tỉnh cũng chuẩn bị phòng cách ly, cung cấp đầy đủ thuốc cho các bệnh nhân khi đến điều trị, cấp thuốc Cloramin B tới những gia đình có trẻ bị bệnh, các trường mẫu giáo, mầm non trên địa bàn để thường xuyên vệ sinh, lau chùi những dụng cụ, đồ chơi cho các cháu./.
Thùy Giang (Vietnam+)