Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Margaret Chan ngày 16/9 cho biết các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước có thu nhập thấp và trung bình, đang phải đối phó với thách thức "khổng lồ" về số người bị các bệnh chậm phát triển tâm thần tăng nhanh trong khi các nguồn lực kinh tế tài chính của đất nước eo hẹp.
Trong báo cáo nhan đề "Cần đưa những người chậm phát triển tâm thần vào các nhóm người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội," bà Chan cho biết 75% số người thiểu năng tâm thần trên thế giới là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Họ đang bị gạt ra bên lề các chương trình phát triển và sự quan tâm của các chính phủ.
Người đứng đầu WHO nhấn mạnh trong bối cảnh này, các chính phủ, các nước viện trợ, các tổ chức phi chính phủ và xã hội dân sự cần hỗ trợ các nước nghèo đối phó hiệu quả với thách thức này vì chi phí chữa bệnh và chăm sóc những bệnh nhân này rất lớn.
Hành động hỗ trợ cần những tấm lòng và lương tri nhằm nâng cao các dịch vụ ban đầu về chăm sóc sức khỏe tâm thần, cung cấp các lợi ích xã hội nói chung và các lợi ích cho bệnh nhân tâm thần nói riêng.
Nguyên nhân thứ 3 gây tử vong của những người trẻ tuổi trên thế giới là tự tử đã cướp đi của nhân loại tới 1 triệu người trên thế giới mỗi năm.
Báo cáo của WHO kêu gọi các nước đưa vấn đề người thiểu năng tâm thần vào các chương trình phát triển quốc gia cũng như các chương trình viện trợ phát triển chính thức (ODA) của những nước giàu vì cho đến nay, hầu như các chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia và quốc tế đều không đến được người thiểu năng tâm thần.
75-85% số người thiểu năng tâm thần trên thế giới hiện không được điều trị y tế. 90% số người thiểu năng tâm thần không có việc làm do không được tiếp cận giáo dục và dạy nghề thích hợp với khả năng của họ. Sự chú ý lớn hơn của cộng đồng phát triển sẽ giúp đảo ngược hiện trạng này.
Theo báo cáo của WHO, cứ bốn người trên thế giới thì có một người trải qua thời kỳ có vấn đề về sức khỏe tâm thần trong cuộc đời.
Các điều kiện gây ra vấn đề sức khoẻ tâm thần là nguyên nhân dẫn đến tử vong hoặc thiểu năng tâm thần. Hai hiện tượng bệnh này lần lượt gây ra 8,8% và 16,6% gánh nặng bệnh tâm thần ở các nước thu nhập thấp và trung bình./.
Trong báo cáo nhan đề "Cần đưa những người chậm phát triển tâm thần vào các nhóm người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội," bà Chan cho biết 75% số người thiểu năng tâm thần trên thế giới là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Họ đang bị gạt ra bên lề các chương trình phát triển và sự quan tâm của các chính phủ.
Người đứng đầu WHO nhấn mạnh trong bối cảnh này, các chính phủ, các nước viện trợ, các tổ chức phi chính phủ và xã hội dân sự cần hỗ trợ các nước nghèo đối phó hiệu quả với thách thức này vì chi phí chữa bệnh và chăm sóc những bệnh nhân này rất lớn.
Hành động hỗ trợ cần những tấm lòng và lương tri nhằm nâng cao các dịch vụ ban đầu về chăm sóc sức khỏe tâm thần, cung cấp các lợi ích xã hội nói chung và các lợi ích cho bệnh nhân tâm thần nói riêng.
Nguyên nhân thứ 3 gây tử vong của những người trẻ tuổi trên thế giới là tự tử đã cướp đi của nhân loại tới 1 triệu người trên thế giới mỗi năm.
Báo cáo của WHO kêu gọi các nước đưa vấn đề người thiểu năng tâm thần vào các chương trình phát triển quốc gia cũng như các chương trình viện trợ phát triển chính thức (ODA) của những nước giàu vì cho đến nay, hầu như các chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia và quốc tế đều không đến được người thiểu năng tâm thần.
75-85% số người thiểu năng tâm thần trên thế giới hiện không được điều trị y tế. 90% số người thiểu năng tâm thần không có việc làm do không được tiếp cận giáo dục và dạy nghề thích hợp với khả năng của họ. Sự chú ý lớn hơn của cộng đồng phát triển sẽ giúp đảo ngược hiện trạng này.
Theo báo cáo của WHO, cứ bốn người trên thế giới thì có một người trải qua thời kỳ có vấn đề về sức khỏe tâm thần trong cuộc đời.
Các điều kiện gây ra vấn đề sức khoẻ tâm thần là nguyên nhân dẫn đến tử vong hoặc thiểu năng tâm thần. Hai hiện tượng bệnh này lần lượt gây ra 8,8% và 16,6% gánh nặng bệnh tâm thần ở các nước thu nhập thấp và trung bình./.
(TTXVN/Vietnam+)