Hội thảo đại biểu dân cử phía Nam với chính sách pháp luật y tế, diễn ra ngày 6/8, tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã tập trung thảo luận về công tác quản lý giá thuốc hiện nay.
Hội thảo do Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức.
Nhiều khó khăn trong quản lý
Theo ông Nguyễn Văn Tiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, thị trường dược Việt Nam có trên 22.000 mặt hàng thuốc được cấp lưu hành, trong đó trên 50% thuốc thành phẩm và 90% nguyên liệu sản xuất thuốc phải nhập khẩu do đó thị trường thuốc phụ thuộc nhiều vào giá thuốc và nguyên liệu quốc tế.
Công tác quản lý Nhà nước về giá thuốc còn thiếu tính chủ động, nhiều hạn chế và chậm sửa đổi văn bản hướng dẫn thi hành khi một số nội dung không còn phù hợp với thực tế, thậm chí không có khả năng hướng dẫn thực hiện.
Một thực trạng đang diễn ra, các cơ sở sản xuất và kinh doanh dược trong nước chịu sự kiểm soát chặt của cơ quan quản lý Nhà nước nhưng Việt Nam lại chưa thể kiểm soát giá cả thuốc của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc nước ngoài.
Đồng thời, theo quy định của pháp luật hiện hành, các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm trong nước được tính vào giá thành sản phẩm phần chi hoa hồng hợp lý là 10% song đối với các doanh nghiệp nước ngoài lại được khuyến mãi 50% do đó đã ảnh hưởng đến thị phần dược trong nước và dẫn đến tăng giá thuốc ngoại nhập.
Luật dược chưa có quy định về mức độ chênh lệch giữa giá nhập khẩu, giá bán buôn và giá bán lẻ dẫn đến tình trạng nhập một giá nhưng bán cao gấp 2-3 lần nên không thể thực hiện được nguyên tắc “người dân Việt Nam hưởng giá thuốc tương đương với giá thuốc ở các nước có điều kiện kinh tế xã hội tương đương.”
Người bệnh chịu thiệt hại từ giá thuốc không hợp lý
Một số đại biểu cho rằng có hiện tượng giá một số loại thuốc ở bệnh viện cao hơn giá thị trường gây ảnh hưởng đến người bệnh và Quỹ bảo hiểm y tế.
Hằng năm, quỹ bảo hiểm y tế chi trả tiền thuốc cho các bệnh viện khoảng 5.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 70% chi phí y tế nhưng không biết là đắt hay rẻ và có đúng giá hay không.
Ở Việt Nam lại có quá nhiều các công ty phân phối quy mô nhỏ, khi thuốc qua mỗi công ty phân phối giá lại tăng lên, khi đến tay người bệnh giá thuốc cao là điều tất yếu.
Theo phản ánh của một số địa phương, giá một loại số loại thuốc nhập khẩu, thuốc biệt dược, thuốc chuyên dụng tăng cao, có loại lên đến 150-300% so với giá gốc, do thị trường thuốc biệt dược dựa vào cơ chế độc quyền về sản phẩm, giá và thông tin... gây nên sự bất bình đẳng về thông tin giữa nhà sản xuất và người sử dụng.
Ngoài ra, ở Việt Nam, người mua không được hưởng hoa hồng như các nước khác mà tất cả tiền hoa hồng lại chi cho khâu trung gian như đại lý thuốc, trình dược viên, bác sĩ kê đơn nên xảy ra tình trạng lạm dụng thuốc, tăng giá thuốc gây thiệt hại cho người bệnh.
Bà Nguyễn Thị Kim Phượng, đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng tổng chi cho y tế của Việt Nam hiện ngang bằng với các nước thu nhập trung bình cao và Việt Nam đang đối mặt với sự gia tăng chi phí y tế, đối với cả hộ gia đình và Nhà nước.
Chi phí y tế cao nhưng hiệu quả thấp. Không chỉ Quỹ bảo hiểm y tế mà hộ gia đình phải gánh chịu khoảng 20% chi phí bất hợp lý từ việc cung ứng các dịch vụ không cần thiết, giá thuốc không hợp lý và sử dụng thuốc không hợp lý.
Các đại biểu tham dự hội thảo đã kiến nghị Quốc hội tăng cường giám sát việc tổ chức thực hiện pháp luật thuộc lĩnh vực y tế; xem xét, rà soát các văn bản pháp luật liên quan đến giá thuốc, quản lý giá thuốc để sửa đổi cho phù hợp với thực tế.
Đồng thời, các đại biểu cũng tăng cường đầu tư cho doanh nghiệp sản xuất dược trong nước để phát triển thị trường thuốc trong nước; thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong quản lý nhà nước về thuốc và giá thuốc./.
Hội thảo do Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức.
Nhiều khó khăn trong quản lý
Theo ông Nguyễn Văn Tiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, thị trường dược Việt Nam có trên 22.000 mặt hàng thuốc được cấp lưu hành, trong đó trên 50% thuốc thành phẩm và 90% nguyên liệu sản xuất thuốc phải nhập khẩu do đó thị trường thuốc phụ thuộc nhiều vào giá thuốc và nguyên liệu quốc tế.
Công tác quản lý Nhà nước về giá thuốc còn thiếu tính chủ động, nhiều hạn chế và chậm sửa đổi văn bản hướng dẫn thi hành khi một số nội dung không còn phù hợp với thực tế, thậm chí không có khả năng hướng dẫn thực hiện.
Một thực trạng đang diễn ra, các cơ sở sản xuất và kinh doanh dược trong nước chịu sự kiểm soát chặt của cơ quan quản lý Nhà nước nhưng Việt Nam lại chưa thể kiểm soát giá cả thuốc của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc nước ngoài.
Đồng thời, theo quy định của pháp luật hiện hành, các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm trong nước được tính vào giá thành sản phẩm phần chi hoa hồng hợp lý là 10% song đối với các doanh nghiệp nước ngoài lại được khuyến mãi 50% do đó đã ảnh hưởng đến thị phần dược trong nước và dẫn đến tăng giá thuốc ngoại nhập.
Luật dược chưa có quy định về mức độ chênh lệch giữa giá nhập khẩu, giá bán buôn và giá bán lẻ dẫn đến tình trạng nhập một giá nhưng bán cao gấp 2-3 lần nên không thể thực hiện được nguyên tắc “người dân Việt Nam hưởng giá thuốc tương đương với giá thuốc ở các nước có điều kiện kinh tế xã hội tương đương.”
Người bệnh chịu thiệt hại từ giá thuốc không hợp lý
Một số đại biểu cho rằng có hiện tượng giá một số loại thuốc ở bệnh viện cao hơn giá thị trường gây ảnh hưởng đến người bệnh và Quỹ bảo hiểm y tế.
Hằng năm, quỹ bảo hiểm y tế chi trả tiền thuốc cho các bệnh viện khoảng 5.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 70% chi phí y tế nhưng không biết là đắt hay rẻ và có đúng giá hay không.
Ở Việt Nam lại có quá nhiều các công ty phân phối quy mô nhỏ, khi thuốc qua mỗi công ty phân phối giá lại tăng lên, khi đến tay người bệnh giá thuốc cao là điều tất yếu.
Theo phản ánh của một số địa phương, giá một loại số loại thuốc nhập khẩu, thuốc biệt dược, thuốc chuyên dụng tăng cao, có loại lên đến 150-300% so với giá gốc, do thị trường thuốc biệt dược dựa vào cơ chế độc quyền về sản phẩm, giá và thông tin... gây nên sự bất bình đẳng về thông tin giữa nhà sản xuất và người sử dụng.
Ngoài ra, ở Việt Nam, người mua không được hưởng hoa hồng như các nước khác mà tất cả tiền hoa hồng lại chi cho khâu trung gian như đại lý thuốc, trình dược viên, bác sĩ kê đơn nên xảy ra tình trạng lạm dụng thuốc, tăng giá thuốc gây thiệt hại cho người bệnh.
Bà Nguyễn Thị Kim Phượng, đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng tổng chi cho y tế của Việt Nam hiện ngang bằng với các nước thu nhập trung bình cao và Việt Nam đang đối mặt với sự gia tăng chi phí y tế, đối với cả hộ gia đình và Nhà nước.
Chi phí y tế cao nhưng hiệu quả thấp. Không chỉ Quỹ bảo hiểm y tế mà hộ gia đình phải gánh chịu khoảng 20% chi phí bất hợp lý từ việc cung ứng các dịch vụ không cần thiết, giá thuốc không hợp lý và sử dụng thuốc không hợp lý.
Các đại biểu tham dự hội thảo đã kiến nghị Quốc hội tăng cường giám sát việc tổ chức thực hiện pháp luật thuộc lĩnh vực y tế; xem xét, rà soát các văn bản pháp luật liên quan đến giá thuốc, quản lý giá thuốc để sửa đổi cho phù hợp với thực tế.
Đồng thời, các đại biểu cũng tăng cường đầu tư cho doanh nghiệp sản xuất dược trong nước để phát triển thị trường thuốc trong nước; thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong quản lý nhà nước về thuốc và giá thuốc./.
Mai Phương (TTXVN/Vietnam+)