Ngày 19/6, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã tổ chức Hội thảo "Tăng cường phòng chống bệnh không lây nhiễm trong lĩnh vực y tế dự phòng" với sự tham gia của đại diện các Bộ, ngành liên quan.
Các bệnh không lây nhiễm (chủ yếu là bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư và bệnh phổi mãm tính) được coi là bệnh dịch gây ra những tác động trầm trọng và rộng lớn về kinh tế, xã hội và chính trị thông qua việc làm tăng chi phí y tế và giảm năng xuất lao động và sản phẩm xã hội. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh không lây nhiễm gây tổn thất 2-5% GDP của mỗi nước.
Theo một nghiên cứu gần đây nhất cho thấy, 22 tỷ USD của các tổ chức trợ giúp quốc tế dành cho các nước thu nhập trung bình và thấp thì chỉ có 3% số tiền là chi cho phòng chống bệnh không lây nhiễm. Trong khi đó bệnh không lây nhiễm chiếm tới 60% gánh nặng bệnh tật ở những nước này. Ước tính của WHO, tổng số chi phí bị tổn thất do bệnh không lây nhiễm ở các nước đang phát triển, giai đoạn 2011-2025 sẽ lên tới 7.000 tỷ USD.
Cục Y tế dự phòng cho biết: Việt Nam cũng đang phải đối mặt với gánh nặng bệnh không lây nhiễm giống như các nước đang phát triển khác bên cạnh gánh nặng do bệnh lây nhiễm. Đặc biệt, tỷ lệ người mắc các bệnh không lây nhiễm gia tăng đến mức báo động.
Số liệu nghiên cứu năm 2008 cho thấy, gánh nặng của bệnh không lây nhiễm chiếm 71% tổng gánh nặng bệnh tật, cao gấp 6 lần so với gánh nặng bệnh lây nhiễm, suy dinh dưỡng và các tình trạng bệnh lý bà mẹ - trẻ em. Tại bệnh viện, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh không lây nhiễm cũng đang tăng nhanh.
Nguyên nhân của thực trạng trên là do 2 yếu tố: quyết định về kinh tế xã hội (toàn cầu hóa, đô thị hóa, già hóa, các yếu tố kinh tế - xã hội) và nguy cơ hành vi (hút thuốc, dinh dưỡng bất hợp lý, ít vận động, lạm dụng rượu bia).
Kế hoạch hành động dự phòng bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2012-2020 chú trọng đến giải pháp liên ngành và sự tham gia của toàn xã hội; kiện toàn mạng lưới y tế dự phòng làm nền tảng triển khai hiệu quả các hoạt động của kế hoạch hành động, nhất là hoạt động quản lý và dự phòng bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng; thiết lập hệ thống giám sát quốc gia tại cộng đồng...
Đặc biệt chú trọng giảm thiểu sự phát triển bệnh không lây nhiễm thông qua thúc đẩy hành động liên ngành trong xây dựng và thực thi chính sách kiểm soát các yếu tố nguy cơ phổ biến của bệnh gồm hút thuốc, lạm dụng rược bia, chế độ ăn bất hợp lý và thiếu hoạt động thể lực; tăng cường hiệu quả các hoạt động phát hiện sớm và quản lý dự phòng cho người có tình trạng tiền bệnh, người nguy cơ cao và mắc bệnh không lây nhiễm trong giai đoạn ổn định tại cộng đồng...
Tại đây, đại diện của WHO cho biết, trên thế giới, bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân tử vong và tàn tật hàng đầu. Trong tổng số 57 triệu trường hợp tử vong năm 2008, có 36 triệu trường hợp tử vong là do bệnh không lây nhiễm (chiếm 63%) và chủ yếu là các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Bệnh đã trở lên phổ biến ở người trẻ tuổi.
Theo WHO, trong tổ số người tử vong do bệnh không lây nhiễm thì tử vong trước 70 tuổi chiếm tới 44% và trước 25 tuổi chiếm tới 25%. Chính vì vậy, để tăng cường phòng chống gánh nặng bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam, WHO đã đưa ra nhiều kiến nghị như xây dựng chiến lược phòng chống gánh nặng bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2012-2020; tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu; xây dựng và ban hành hướng dẫn lâm sàng quốc gia cho bệnh đái tháo đường và ung thư; thúc đẩy hành động liên ngành; huy động sự tham gia của cộng đồng; xây dựng và thực thi các chính sách, quy định về rượu bia và thuốc lá...
Ngoài ra, tại hội thảo, các đại biểu còn tập trung thảo luận một số vấn đề như vai trò của các Bộ, ngành liên quan trong dự phòng bệnh không lây nhiễm; vai trò của mạng lưới y tế dự phòng triển khai các hoạt động dự phòng bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng; hành động liên ngành trong phòng chống bệnh không lây nhiễm.../.
Các bệnh không lây nhiễm (chủ yếu là bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư và bệnh phổi mãm tính) được coi là bệnh dịch gây ra những tác động trầm trọng và rộng lớn về kinh tế, xã hội và chính trị thông qua việc làm tăng chi phí y tế và giảm năng xuất lao động và sản phẩm xã hội. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh không lây nhiễm gây tổn thất 2-5% GDP của mỗi nước.
Theo một nghiên cứu gần đây nhất cho thấy, 22 tỷ USD của các tổ chức trợ giúp quốc tế dành cho các nước thu nhập trung bình và thấp thì chỉ có 3% số tiền là chi cho phòng chống bệnh không lây nhiễm. Trong khi đó bệnh không lây nhiễm chiếm tới 60% gánh nặng bệnh tật ở những nước này. Ước tính của WHO, tổng số chi phí bị tổn thất do bệnh không lây nhiễm ở các nước đang phát triển, giai đoạn 2011-2025 sẽ lên tới 7.000 tỷ USD.
Cục Y tế dự phòng cho biết: Việt Nam cũng đang phải đối mặt với gánh nặng bệnh không lây nhiễm giống như các nước đang phát triển khác bên cạnh gánh nặng do bệnh lây nhiễm. Đặc biệt, tỷ lệ người mắc các bệnh không lây nhiễm gia tăng đến mức báo động.
Số liệu nghiên cứu năm 2008 cho thấy, gánh nặng của bệnh không lây nhiễm chiếm 71% tổng gánh nặng bệnh tật, cao gấp 6 lần so với gánh nặng bệnh lây nhiễm, suy dinh dưỡng và các tình trạng bệnh lý bà mẹ - trẻ em. Tại bệnh viện, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh không lây nhiễm cũng đang tăng nhanh.
Nguyên nhân của thực trạng trên là do 2 yếu tố: quyết định về kinh tế xã hội (toàn cầu hóa, đô thị hóa, già hóa, các yếu tố kinh tế - xã hội) và nguy cơ hành vi (hút thuốc, dinh dưỡng bất hợp lý, ít vận động, lạm dụng rượu bia).
Kế hoạch hành động dự phòng bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2012-2020 chú trọng đến giải pháp liên ngành và sự tham gia của toàn xã hội; kiện toàn mạng lưới y tế dự phòng làm nền tảng triển khai hiệu quả các hoạt động của kế hoạch hành động, nhất là hoạt động quản lý và dự phòng bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng; thiết lập hệ thống giám sát quốc gia tại cộng đồng...
Đặc biệt chú trọng giảm thiểu sự phát triển bệnh không lây nhiễm thông qua thúc đẩy hành động liên ngành trong xây dựng và thực thi chính sách kiểm soát các yếu tố nguy cơ phổ biến của bệnh gồm hút thuốc, lạm dụng rược bia, chế độ ăn bất hợp lý và thiếu hoạt động thể lực; tăng cường hiệu quả các hoạt động phát hiện sớm và quản lý dự phòng cho người có tình trạng tiền bệnh, người nguy cơ cao và mắc bệnh không lây nhiễm trong giai đoạn ổn định tại cộng đồng...
Tại đây, đại diện của WHO cho biết, trên thế giới, bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân tử vong và tàn tật hàng đầu. Trong tổng số 57 triệu trường hợp tử vong năm 2008, có 36 triệu trường hợp tử vong là do bệnh không lây nhiễm (chiếm 63%) và chủ yếu là các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Bệnh đã trở lên phổ biến ở người trẻ tuổi.
Theo WHO, trong tổ số người tử vong do bệnh không lây nhiễm thì tử vong trước 70 tuổi chiếm tới 44% và trước 25 tuổi chiếm tới 25%. Chính vì vậy, để tăng cường phòng chống gánh nặng bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam, WHO đã đưa ra nhiều kiến nghị như xây dựng chiến lược phòng chống gánh nặng bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2012-2020; tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu; xây dựng và ban hành hướng dẫn lâm sàng quốc gia cho bệnh đái tháo đường và ung thư; thúc đẩy hành động liên ngành; huy động sự tham gia của cộng đồng; xây dựng và thực thi các chính sách, quy định về rượu bia và thuốc lá...
Ngoài ra, tại hội thảo, các đại biểu còn tập trung thảo luận một số vấn đề như vai trò của các Bộ, ngành liên quan trong dự phòng bệnh không lây nhiễm; vai trò của mạng lưới y tế dự phòng triển khai các hoạt động dự phòng bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng; hành động liên ngành trong phòng chống bệnh không lây nhiễm.../.
Thu Phương (TTXVN)