Giao dịch trên thị trường vẫn không có nhiều thay đổi khi xu hướng đi ngang của các blue-chip vẫn thể hiện rõ nét. Thanh khoản trên cả hai sàn tiếp tục duy trì ở mức ổn định, nhóm cổ phiếu thị giá thấp vẫn có sự phân tách mạnh mẽ.
Những phút đầu của phiên giao dịch ngày 21/7, diễn biến trên thị trường theo chiều hướng khá tích cực. Một số cổ phiếu lớn đi lên như EIB, SAM, VIC… đã giúp VN-Index tìm lại được mạch lên và tăng 0,6 điểm, lên 507,16 điểm khi đợt 1 kết thúc.
Tuy nhiên, bước vào đợt khớp lệnh liên tục, lực cầu suy yếu, giới đầu tư đều đặt lệnh với những mức giá thấp khiến thị trường quay đầu giảm điểm. Một số penny-stock vẫn tăng trần và có thanh khoản cao như ASM, HTV, KMR, VID…, nhưng cũng không đủ sức giữ sắc xanh cho VN-Index.
Càng về cuối phiên, bên mua càng đánh mất vị thế, tuy nhiên VN-Index không mất nhiều điểm vì hầu hết các blue-chip đều đứng yên ở mức giá tham chiếu. Thị trường giao dịch lình xình trong giai đoạn cuối của phiên.
Khi các giao dịch trong ngày dừng lại, chỉ số VN-Index giảm 1,16 điểm và xuống 505,40 điểm. Thanh khoản thị trường đạt 50,04 triệu đơn vị, tương đương 1.472,03 tỷ đồng. Toàn sàn HoSE có 82 mã lên giá, 125 mã xuống giá và 43 mã đứng giá tham chiếu.
Tại sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index cũng giảm 1,18 điểm và xuống 158,97 điểm. Tổng khối lượng giao dịch toàn phiên tiếp tục bám đuổi sàn phía Nam khi đạt 48,65 triệu cổ phiếu, tương đương 1.335,36 tỷ đồng.
Một số mã như như KLS, PVX vẫn là “điểm nóng” của phiên giao dịch khi thanh khoản hai mã này đạt được ở mức khá cao. Tuy nhiên, do giới đầu tư còn dè chừng khi đặt lệnh nên giá trị cả hai mã đều đi xuống.
Những nhóm cổ phiếu lớn như Sông Đà, Vinaconex hay Lilama đều không tìm được thành công trong phiên giao dịch hôm nay. Một số cổ phiếu thị giá thấp tuy tăng trần nhưng cũng không tạo được ảnh hưởng cụ thể tới diễn biến của thị trường.
Toàn sàn HNX khi đóng cửa phiên có 105 mã lên giá, 175 mã xuống giá và 36 mã đứng giá tham chiếu.
Chỉ số UPCoM-Index khi kết thúc phiên giao dịch buổi sáng giảm 1,34 điểm và xuống 55,56 điểm. Khối lượng giao dịch của thị trường tại thời điểm này đạt 528.370 cổ phiếu, tương đương 11,43 tỷ đồng./.
Những phút đầu của phiên giao dịch ngày 21/7, diễn biến trên thị trường theo chiều hướng khá tích cực. Một số cổ phiếu lớn đi lên như EIB, SAM, VIC… đã giúp VN-Index tìm lại được mạch lên và tăng 0,6 điểm, lên 507,16 điểm khi đợt 1 kết thúc.
Tuy nhiên, bước vào đợt khớp lệnh liên tục, lực cầu suy yếu, giới đầu tư đều đặt lệnh với những mức giá thấp khiến thị trường quay đầu giảm điểm. Một số penny-stock vẫn tăng trần và có thanh khoản cao như ASM, HTV, KMR, VID…, nhưng cũng không đủ sức giữ sắc xanh cho VN-Index.
Càng về cuối phiên, bên mua càng đánh mất vị thế, tuy nhiên VN-Index không mất nhiều điểm vì hầu hết các blue-chip đều đứng yên ở mức giá tham chiếu. Thị trường giao dịch lình xình trong giai đoạn cuối của phiên.
Khi các giao dịch trong ngày dừng lại, chỉ số VN-Index giảm 1,16 điểm và xuống 505,40 điểm. Thanh khoản thị trường đạt 50,04 triệu đơn vị, tương đương 1.472,03 tỷ đồng. Toàn sàn HoSE có 82 mã lên giá, 125 mã xuống giá và 43 mã đứng giá tham chiếu.
Tại sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index cũng giảm 1,18 điểm và xuống 158,97 điểm. Tổng khối lượng giao dịch toàn phiên tiếp tục bám đuổi sàn phía Nam khi đạt 48,65 triệu cổ phiếu, tương đương 1.335,36 tỷ đồng.
Một số mã như như KLS, PVX vẫn là “điểm nóng” của phiên giao dịch khi thanh khoản hai mã này đạt được ở mức khá cao. Tuy nhiên, do giới đầu tư còn dè chừng khi đặt lệnh nên giá trị cả hai mã đều đi xuống.
Những nhóm cổ phiếu lớn như Sông Đà, Vinaconex hay Lilama đều không tìm được thành công trong phiên giao dịch hôm nay. Một số cổ phiếu thị giá thấp tuy tăng trần nhưng cũng không tạo được ảnh hưởng cụ thể tới diễn biến của thị trường.
Toàn sàn HNX khi đóng cửa phiên có 105 mã lên giá, 175 mã xuống giá và 36 mã đứng giá tham chiếu.
Chỉ số UPCoM-Index khi kết thúc phiên giao dịch buổi sáng giảm 1,34 điểm và xuống 55,56 điểm. Khối lượng giao dịch của thị trường tại thời điểm này đạt 528.370 cổ phiếu, tương đương 11,43 tỷ đồng./.
Ngọc Cương (Vietnam+)