Thông tin VimpelCom bán toàn bộ cổ phần Beeline tại Việt Nam và thương hiệu Beeline sẽ “biến mất” trên thị trường Việt khiến các khách hàng của Beeline như ngồi trên đống lửa. Bởi, chiếc điện thoại của họ vẫn còn “rất nhiều tiền” từ gói cước Tỷ phú mà nhà mạng này cung cấp.
Sợ buộc thôi làm tỷ phú
Ngay sau khi Gtel Mobile xác nhận đối tác VimpelCom đã bán lại cổ phần và thương hiệu “chú gà” Beeline sẽ không còn xuất hiện ở thị trường Việt trong một khoảng thời gian nữa, nhiều khách hàng của nhà mạng này tỏ ra hết sức sốt ruột.
Kể với phóng viên Vietnam+, chị Nguyễn Thị Định (110 Hoàng Ngân, Cầu Giấy, Hà Nội) bảo rằng, chị vốn dùng số điện thoại của Viettel. Song, từ khi Beeline ra mắt gói cước Tỷ phú, chị đã “tậu” liền một lúc mấy chiếc điện thoại “siêu rẻ” cùng gói cước tỷ phú của nhà mạng này chỉ để liên lạc trong gia đình.
“Có gói Tỷ phú rất tiện, chỉ cần nạp 20.000 đồng/tháng, chúng tôi có thể ‘buôn’ với nhau bất kỳ lúc nào mà không phải lo đến cước phí,” chị Định nói.
Liên lạc mãi thành quen, đến giờ, chiếc điện thoại Beeline lúc nào cũng kè kè bên cạnh. Thêm vào đó, mức cước gọi đi của Beeline cũng rẻ hơn so với một số nhà mạng khác, nên chị bắt đầu có thói quen nạp tiền mệnh giá lớn để gọi cho bạn bè.
Cũng giống như chị Định, bạn Nguyễn Hà An, sinh viên Cao đẳng Giao thông Vận tải cũng luôn sử dụng Beeline như một chiếc điện thoại thứ 2 để tận dụng gói cước Tỷ phú.
Hà An bảo rằng, trước đây, khi gói Tỷ phú 1 ra đời, cô cũng không để ý bởi bạn bè của An hiếm ai dùng Beeline. Trong khi ấy, việc “buôn bán” với bạn bè cô thường sử dụng sim điện thoại rác bán đầy ở cổng trường.
Song, khi thấy quảng cáo quá rẻ, nhiều người bạn đã cùng rủ nhau mua về dùng thử. Kết quả, An đã “mê như điếu đổ” cái khoản “gọi điện không giới hạn” của nhà mạng này. Và mỗi tối, trước khi đi ngủ, cô đều dùng nó để gọi điện tâm sự với bạn trai.
Bởi thế, khi có tin Beeline sẽ “biến mất” khỏi thị trường Việt, chị Định, Hà An và nhiều “tỷ phú” của Beeline đều bày tỏ thái độ lo lắng. Bởi nếu gói tỷ phú cũng bị “hô biến” cùng Beeline, thì việc liên lạc qua điện thoại của mọi người sẽ phải điều chỉnh lại.
“Bọn em đang chờ đợi thông tin chính thức từ Beeline để xem xét có quay trở lại dùng sim rác hay không,” An nói.
Bảo đảm quyền lợi khách hàng
Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Dư, Phó tổng giám đốc Gtel Mobile khẳng định sự kiện trên chỉ là việc thay đổi thành phần chủ sở hữu. Việc này không hề ảnh hưởng đến sự tiếp tục hoạt động phát triển của mạng di động này cũng như quyền lợi của khách hàng và các đối tác.
Cũng theo ông Dư, Gtel Mobile sẽ tiếp tục theo đuổi và thực hiện các kế hoạch kinh doanh ngắn và dài hạn của Công ty đã đề ra trước đó nhằm đảm bảo sự tăng trưởng bền vững. GTel Mobile sẽ tiếp tục đầu tư và triển khai các dịch vụ thông tin di động mang lại nhiều lợi ích nhất cho khách hàng.
Về việc Gtel Mobile sẽ phải đổi thương hiệu Beeline sang một tên mới, ông Dư nhấn mạnh dù hoạt động dưới bất kỳ thương hiệu nào, thì đó cũng là sản phẩm của Gtel Mobile. Do đó, “tuy Beeline không còn trong tên sản phẩm, nhưng tinh thần Beeline thì còn nguyên,” ông Dư nhấn mạnh.
Cũng theo lãnh đạo của Gtel Mobile, ngay khi phía VimpelCom có ý định nhượng lại cổ phần, phía Gtel thấy rằng đây là cơ hội tốt vì thị trường viễn thông di động Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng. Thêm vào đó, những gì Beeline Việt Nam đã xây dựng là có giá trị với bất một nhà khai thác viễn thông nào.
“Tại Việt Nam, có thể thấy các nhà khai thác bản địa cũng đã rất thành công và với sự am hiểu thị trường nội địa, đây chính là thời điểm tốt nhất cho Gtel nắm lấy cơ hội đầu tư này,” ông Dư chốt lại./.
Sợ buộc thôi làm tỷ phú
Ngay sau khi Gtel Mobile xác nhận đối tác VimpelCom đã bán lại cổ phần và thương hiệu “chú gà” Beeline sẽ không còn xuất hiện ở thị trường Việt trong một khoảng thời gian nữa, nhiều khách hàng của nhà mạng này tỏ ra hết sức sốt ruột.
Kể với phóng viên Vietnam+, chị Nguyễn Thị Định (110 Hoàng Ngân, Cầu Giấy, Hà Nội) bảo rằng, chị vốn dùng số điện thoại của Viettel. Song, từ khi Beeline ra mắt gói cước Tỷ phú, chị đã “tậu” liền một lúc mấy chiếc điện thoại “siêu rẻ” cùng gói cước tỷ phú của nhà mạng này chỉ để liên lạc trong gia đình.
“Có gói Tỷ phú rất tiện, chỉ cần nạp 20.000 đồng/tháng, chúng tôi có thể ‘buôn’ với nhau bất kỳ lúc nào mà không phải lo đến cước phí,” chị Định nói.
Liên lạc mãi thành quen, đến giờ, chiếc điện thoại Beeline lúc nào cũng kè kè bên cạnh. Thêm vào đó, mức cước gọi đi của Beeline cũng rẻ hơn so với một số nhà mạng khác, nên chị bắt đầu có thói quen nạp tiền mệnh giá lớn để gọi cho bạn bè.
Cũng giống như chị Định, bạn Nguyễn Hà An, sinh viên Cao đẳng Giao thông Vận tải cũng luôn sử dụng Beeline như một chiếc điện thoại thứ 2 để tận dụng gói cước Tỷ phú.
Hà An bảo rằng, trước đây, khi gói Tỷ phú 1 ra đời, cô cũng không để ý bởi bạn bè của An hiếm ai dùng Beeline. Trong khi ấy, việc “buôn bán” với bạn bè cô thường sử dụng sim điện thoại rác bán đầy ở cổng trường.
Song, khi thấy quảng cáo quá rẻ, nhiều người bạn đã cùng rủ nhau mua về dùng thử. Kết quả, An đã “mê như điếu đổ” cái khoản “gọi điện không giới hạn” của nhà mạng này. Và mỗi tối, trước khi đi ngủ, cô đều dùng nó để gọi điện tâm sự với bạn trai.
Bởi thế, khi có tin Beeline sẽ “biến mất” khỏi thị trường Việt, chị Định, Hà An và nhiều “tỷ phú” của Beeline đều bày tỏ thái độ lo lắng. Bởi nếu gói tỷ phú cũng bị “hô biến” cùng Beeline, thì việc liên lạc qua điện thoại của mọi người sẽ phải điều chỉnh lại.
“Bọn em đang chờ đợi thông tin chính thức từ Beeline để xem xét có quay trở lại dùng sim rác hay không,” An nói.
Bảo đảm quyền lợi khách hàng
Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Dư, Phó tổng giám đốc Gtel Mobile khẳng định sự kiện trên chỉ là việc thay đổi thành phần chủ sở hữu. Việc này không hề ảnh hưởng đến sự tiếp tục hoạt động phát triển của mạng di động này cũng như quyền lợi của khách hàng và các đối tác.
Cũng theo ông Dư, Gtel Mobile sẽ tiếp tục theo đuổi và thực hiện các kế hoạch kinh doanh ngắn và dài hạn của Công ty đã đề ra trước đó nhằm đảm bảo sự tăng trưởng bền vững. GTel Mobile sẽ tiếp tục đầu tư và triển khai các dịch vụ thông tin di động mang lại nhiều lợi ích nhất cho khách hàng.
Về việc Gtel Mobile sẽ phải đổi thương hiệu Beeline sang một tên mới, ông Dư nhấn mạnh dù hoạt động dưới bất kỳ thương hiệu nào, thì đó cũng là sản phẩm của Gtel Mobile. Do đó, “tuy Beeline không còn trong tên sản phẩm, nhưng tinh thần Beeline thì còn nguyên,” ông Dư nhấn mạnh.
Cũng theo lãnh đạo của Gtel Mobile, ngay khi phía VimpelCom có ý định nhượng lại cổ phần, phía Gtel thấy rằng đây là cơ hội tốt vì thị trường viễn thông di động Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng. Thêm vào đó, những gì Beeline Việt Nam đã xây dựng là có giá trị với bất một nhà khai thác viễn thông nào.
“Tại Việt Nam, có thể thấy các nhà khai thác bản địa cũng đã rất thành công và với sự am hiểu thị trường nội địa, đây chính là thời điểm tốt nhất cho Gtel nắm lấy cơ hội đầu tư này,” ông Dư chốt lại./.
Trung Hiền (Vietnam+)