Gần đây, cụm từ “khủng hoảng nợ” ít được nhắc tới bởi tình hình ở Khu vực sửdụng đồng euro (Eurozone) có phần nào tạm ổn.
Tuy nhiên, những ngày qua, khu vực này lại thu hút sự chú ý trở lại bởi nguy cơtái diễn khủng hoảng bắt nguồn từ bế tắc chính trị tại Italy.
Thậm chí, bất ổn ở Italy còn được coi là một cú sốc đối với cả khu vực khi trướcđó nhiều người kỳ vọng cuộc bầu cử sẽ là cơ hội để Italy giải quyết các vấn đềkinh tế trong nước hiện nay, còn châu Âu đang trông chờ sự ổn định chính trị ởnước này để ổn định và phục hồi nền kinh tế châu lục trước “cơn bão” nợ công.
Kinh tế Italy trong bế tắc chính trị
Cuộc bầu cử vừa qua được coi là rất quan trọng đối với Italy trong bối cảnh nướcnày đang nỗ lực giải quyết các vấn đề kinh tế như thúc đẩy tăng trưởng, giảm tỷlệ thất nghiệp cũng như giảm nợ công.
Là nền kinh tế lớn thứ tám thế giới và lớn thứ ba trong Eurozone nhưng Italy lạilà một "con nợ" khổng lồ, một trong số ít quốc gia có con số nợ công cao nhấtthế giới, với khoảng 2.600 tỷ USD.
Bị coi là nền kinh tế tăng trưởng yếu kém nhất tại châu Âu trong hai thập niêntrở lại đây, kinh tế Italy sụt giảm 2,4% trong năm 2012, với tỷ lệ thất nghiệpcao. Italy là một trong những quốc gia góp phần lớn gây ra tình trạng khủnghoảng nợ công ở châu Âu, từng khiến cho tương lai Eurozone trở nên bấp bênh hơnbao giờ hết.
Sự xuất hiện của ông Mario Monti hồi tháng 11/2011 trên cương vị Thủ tướng Italyđược ví như một "cứu tinh" với "bàn tay sắt" đối với Italy. Ông đã áp dụng nhữngbiện pháp “thắt lưng buộc bụng” nghiêm khắc như một phương thuốc chữa trị cho“con bệnh” nợ công Italy. Nhưng “phép màu Monti” cũng nhanh chóng mất tác dụng.
Cử tri Italy cho rằng, “thầy thuốc Monti” đã kê một toa thuốc quá đắng khi thôngqua một kế hoạch khắc khổ mà nếu tính luôn cả kế hoạch cắt giảm chi tiêu đượcngười tiền nhiệm Berlusconi phê chuẩn thì tổng cộng người dân Italy phải “cõng”gánh nặng 300 tỷ euro trong thời gian 2010-2014.
Những “viên thuốc đắng” đó khó nuốt trôi khi hiện có tới 11% dân số Italy trongđộ tuổi lao động không có việc làm và chỉ trong năm 2012 có tới hơn 100.000doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đóng cửa. Vì thế, 90% cử tri Italy đã từ chối đểông Monti tiếp tục làm Thủ tướng nhiệm kỳ sắp tới, bởi điều mà họ muốn lúc nàylà thắt lưng buộc bụng phải đi cùng với các chính sách thúc đẩy tăng trưởng.
Theo chuyên gia Jennifer McKeown thuộc Capital Economics, kết quả cuộc bầu cử ởItaly, với số đông cử tri dành sự ủng hộ cho các đảng không áp dụng chính sáchkhắc khổ, đã làm dấy lên các mối nghi ngờ về khả năng Italy có thể đạt được sựổn định trong tài chính công.
Lãi suất trái phiếu của Italy đã tăng trở lại sau bầu cử và các thị trường đangtranh luận liệu Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có tung ra chương trình muatrái phiếu để giúp kiềm chế đà tăng này. Tuy nhiên, chương trình mua trái phiếucủa ECB chỉ dành cho các nước nộp đơn xin hỗ trợ từ quỹ cứu trợ của khu vực làCơ chế bình ổn châu Âu và phải chấp nhận các điều kiện cải cách cơ cấu.
Bên cạnh đó, nguyên tắc của ECB là không can thiệp khi thị trường trái phiếubiến động ngắn hạn vì những tác động chính trị. ECB khẳng định sẽ không canthiệp để giúp Italy nếu nước này không thành lập được một chính phủ ổn định cókhả năng tiến hành các cải cách cần thiết.
Những vấn đề đặt ra
Nhìn rộng hơn, nếu Italy không muốn cải cách, những biến động trên thị trườngtrái phiếu có thể đẩy Eurozone vào khủng hoảng sâu hơn.
Bất ổn chính trị ở nước này đã góp phần đẩy chi phí vay mượn tăng lên ở các quốcgia Eurozone khác như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hy Lạp, đẩy các nước này gầnhơn đến việc lại phải xin cứu trợ, nhất là đối với Tây Ban Nha, khi nước này mớinhận được gói cứu trợ lĩnh vực ngân hàng.
Những tháng gần đây, chi phí vay mượn của Tây Ban Nha dù cao nhưng vẫn còn ở mứcchấp nhận được. Chính phủ Tây Ban Nha lo ngại rằng tình hình bất ổn ở Italy cóthể đưa Tây Ban Nha trở lại vòng xoáy của cuộc khủng hoảng tài chính Eurozone.
Kết quả bầu cử tại Italy đã cho thấy sự phản đối mạnh mẽ của cử tri Italy nóiriêng và người dân châu Âu nói chung đối với chính sách "thắt lưng, buộc bụng"mà chính phủ nhiều nước thành viên Eurozone đang áp dụng.
Từ Athens tới Paris, những người phản đối các biện pháp khắc khổ cho rằng bế tắcchính trị tại Italy là bằng chứng cho thấy các cử tri châu Âu đã dùng đủ liềucắt giảm chi tiêu đau đớn mà Đức và các đồng minh phương Bắc đã "kê" cho cácnước láng giềng kém may mắn phương Nam như Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
Bộ trưởng Tài chính Pháp Pierre Moscovici cho rằng thông điệp từ Italy là hãythận trọng khi yêu cầu người dân phải hy sinh trong một thời gian dài và một toathuốc khác cần được kê là “tăng trưởng trở lại.”
Bên cạnh những ưu điểm, chính sách kinh tế khắc khổ ở châu Âu đã kìm hãm tăngtrưởng, đẩy tỷ lệ thất nghiệp lên cao và các chế độ lương, phúc lợi xã hội giảmsút.
Mặc dù các nhà lãnh đạo châu Âu cố tình tránh né, nhưng sự thật là hầu hết cácnước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đang suy thoái. Tốc độ suy giảm kinh tếtại Italy kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 cũngnhanh như trong cuộc đại khủng hoảng những năm 1930.
Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp tại Hy Lạp hiện lên tới 60% và tại Tây Ban Nha làtrên 50%. Chính sách khắc khổ là nguyên nhân chính khiến chính phủ sụp đổ ởnhiều nước như Ireland, Hy Lạp, Bồ Ðào Nha, Tây Ban Nha, Romania và mới đây làChính phủ của Thủ tướng Bungari Boiko Borisov ngày 20/2 vừa qua.
Bất ổn chính trị ở Italy rõ ràng cũng đã đặt Đức vào thế khó khi phải trợ giúptài chính cho một quốc gia bỏ phiếu chống các biện pháp thắt lưng buộc bụng doEU đưa ra và được Đức hậu thuẫn. Đức sợ rằng Italy có thể từ bỏ chính sách đó vàphá vỡ cam kết mà chính phủ của cựu Thủ tướng Monti đã thực hiện với Brussels.
Đức lo ngại Italy có thể liên kết với Pháp và Tây Ban Nha nhằm làm suy yếu cácchính sách khắc khổ và tìm các giải pháp khác cho cuộc khủng hoảng ở Eurozone.Vì thế, nỗ lực của Đức nhằm đảm bảo các chính phủ mới được bầu đi theo chiếnlược mà nước này kêu gọi ngày càng trở lên khó khăn hơn.
Đức đã nhận lấy vai trò chèo lái châu Âu trong khủng hoảng, song việc gây sức épbuộc các nước phải cắt giảm chi tiêu và cải cách cơ cấu có thể làm sâu sắc cuộckhủng hoảng chính trị ở các quốc gia khác.
Và những hành động tiếp theo
Tuy nhiên, trong khi không thuyết phục được Đức từ bỏ yêu cầu về các biện phápkhắc khổ, kết quả bầu cử tại Italy có thể giúp các nước đang ngập trong nợ nần ởEurozone nhận được sự nhân nhượng của Đức, nước đóng góp chính trong EU, nếu cácnước này vẫn cho thấy những nỗ lực trong vấn đề cải cách.
Những nước sẽ sớm được hưởng điều đó là Pháp, với hy vọng trong những tuần tớisẽ được EU nhất trí gia hạn một năm cho việc đạt mục tiêu thâm hụt ngân sách, vàSíp, nước mà Berlin hiện cho là phải được cấp một gói viện trợ. Pháp thừa nhậnrằng nước này sẽ bỏ lỡ mục tiêu về thâm hụt ngân sách 3% GDP năm 2013.
Năm ngoái, Đức đã đồng ý cho Tây Ban Nha và Hy Lạp thêm thời gian để cắt giảmngân sách và trong một động thái được cho là nhằm thúc đẩy tăng trưởng và tăngkhả năng cạnh tranh của các nền kinh tế khác trong Eurozone, Berlin đã cho phéptăng lương ở trong nước.
Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble đã cảnh báo về việc Pháp và Đức lạicùng kêu gọi việc nới lỏng kỷ luật ngân sách. Trong khi đó, Ủy ban châu Âu chorằng việc kéo dài thời hạn cho việc đạt được mục tiêu về thâm hụt ngân sách chocác nước ngấp nghé suy thoái là có thể nếu các nước này đang có nỗ lực cao nhấtđể tiếp tục cải cách.
[Lo ngại chính trị ở Italy chi phối phiên họp ECB]
Bên cạnh đó, một bộ các chính sách thay thế cho các biện pháp khắc khổ, cũng đãđược thảo luận nhiều, có thể hiệu quả. Châu Âu đang cần hội nhập tài chính hơnnữa, không chỉ là việc giám sát tập trung các ngân sách quốc gia. Rõ ràng làchâu Âu không cần chi tiêu liên bang cao gấp đôi chi tiêu các bang như tại Mỹ,nhưng cần mức chi tiêu lớn hơn, không như ngân sách rất nhỏ của EU hiện nay.
Châu Âu cũng cần một liên minh ngân hàng, một liên minh thực sự, với việc bảohiểm tiền gửi và các thủ tục thanh toán, cũng như sự giám sát chung. Châu Âucũng cần phát hành trái phiếu chung hoặc một công cụ tương đương.
Về phản ứng của ECB - “lính cứu hỏa” trong suốt thời gian xảy ra khủng hoảng vừaqua, các chuyên gia phân tích nhận định vấn đề chi phối cuộc họp định kỳ hàngtháng của ECB diễn ra vào ngày 7/3 sẽ là tâm lý lo ngại về tình trạng bế tắcchính trị tại Italy. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng hội đồng điều hành ECB sẽkhông cắt giảm lãi suất hay thông báo về các chính sách mới nào.
Người đứng đầu ECB, Mario Draghi, đã nhắc đi nhắc lại rằng với việc triển khainhiều giải pháp (duy trì mức lãi suất siêu thấp 0,75%, bơm một lượng tiền mặtlớn chưa từng có vào các ngân hàng và thực hiện chương trình mua trái phiếu),ECB đã nỗ lực hết sức, và các chính phủ có nhiệm vụ phải giải quyết cuộc khủnghoảng này./.
Tuy nhiên, những ngày qua, khu vực này lại thu hút sự chú ý trở lại bởi nguy cơtái diễn khủng hoảng bắt nguồn từ bế tắc chính trị tại Italy.
Thậm chí, bất ổn ở Italy còn được coi là một cú sốc đối với cả khu vực khi trướcđó nhiều người kỳ vọng cuộc bầu cử sẽ là cơ hội để Italy giải quyết các vấn đềkinh tế trong nước hiện nay, còn châu Âu đang trông chờ sự ổn định chính trị ởnước này để ổn định và phục hồi nền kinh tế châu lục trước “cơn bão” nợ công.
Kinh tế Italy trong bế tắc chính trị
Cuộc bầu cử vừa qua được coi là rất quan trọng đối với Italy trong bối cảnh nướcnày đang nỗ lực giải quyết các vấn đề kinh tế như thúc đẩy tăng trưởng, giảm tỷlệ thất nghiệp cũng như giảm nợ công.
Là nền kinh tế lớn thứ tám thế giới và lớn thứ ba trong Eurozone nhưng Italy lạilà một "con nợ" khổng lồ, một trong số ít quốc gia có con số nợ công cao nhấtthế giới, với khoảng 2.600 tỷ USD.
Bị coi là nền kinh tế tăng trưởng yếu kém nhất tại châu Âu trong hai thập niêntrở lại đây, kinh tế Italy sụt giảm 2,4% trong năm 2012, với tỷ lệ thất nghiệpcao. Italy là một trong những quốc gia góp phần lớn gây ra tình trạng khủnghoảng nợ công ở châu Âu, từng khiến cho tương lai Eurozone trở nên bấp bênh hơnbao giờ hết.
Sự xuất hiện của ông Mario Monti hồi tháng 11/2011 trên cương vị Thủ tướng Italyđược ví như một "cứu tinh" với "bàn tay sắt" đối với Italy. Ông đã áp dụng nhữngbiện pháp “thắt lưng buộc bụng” nghiêm khắc như một phương thuốc chữa trị cho“con bệnh” nợ công Italy. Nhưng “phép màu Monti” cũng nhanh chóng mất tác dụng.
Cử tri Italy cho rằng, “thầy thuốc Monti” đã kê một toa thuốc quá đắng khi thôngqua một kế hoạch khắc khổ mà nếu tính luôn cả kế hoạch cắt giảm chi tiêu đượcngười tiền nhiệm Berlusconi phê chuẩn thì tổng cộng người dân Italy phải “cõng”gánh nặng 300 tỷ euro trong thời gian 2010-2014.
Những “viên thuốc đắng” đó khó nuốt trôi khi hiện có tới 11% dân số Italy trongđộ tuổi lao động không có việc làm và chỉ trong năm 2012 có tới hơn 100.000doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đóng cửa. Vì thế, 90% cử tri Italy đã từ chối đểông Monti tiếp tục làm Thủ tướng nhiệm kỳ sắp tới, bởi điều mà họ muốn lúc nàylà thắt lưng buộc bụng phải đi cùng với các chính sách thúc đẩy tăng trưởng.
Theo chuyên gia Jennifer McKeown thuộc Capital Economics, kết quả cuộc bầu cử ởItaly, với số đông cử tri dành sự ủng hộ cho các đảng không áp dụng chính sáchkhắc khổ, đã làm dấy lên các mối nghi ngờ về khả năng Italy có thể đạt được sựổn định trong tài chính công.
Lãi suất trái phiếu của Italy đã tăng trở lại sau bầu cử và các thị trường đangtranh luận liệu Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có tung ra chương trình muatrái phiếu để giúp kiềm chế đà tăng này. Tuy nhiên, chương trình mua trái phiếucủa ECB chỉ dành cho các nước nộp đơn xin hỗ trợ từ quỹ cứu trợ của khu vực làCơ chế bình ổn châu Âu và phải chấp nhận các điều kiện cải cách cơ cấu.
Bên cạnh đó, nguyên tắc của ECB là không can thiệp khi thị trường trái phiếubiến động ngắn hạn vì những tác động chính trị. ECB khẳng định sẽ không canthiệp để giúp Italy nếu nước này không thành lập được một chính phủ ổn định cókhả năng tiến hành các cải cách cần thiết.
Những vấn đề đặt ra
Nhìn rộng hơn, nếu Italy không muốn cải cách, những biến động trên thị trườngtrái phiếu có thể đẩy Eurozone vào khủng hoảng sâu hơn.
Bất ổn chính trị ở nước này đã góp phần đẩy chi phí vay mượn tăng lên ở các quốcgia Eurozone khác như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hy Lạp, đẩy các nước này gầnhơn đến việc lại phải xin cứu trợ, nhất là đối với Tây Ban Nha, khi nước này mớinhận được gói cứu trợ lĩnh vực ngân hàng.
Những tháng gần đây, chi phí vay mượn của Tây Ban Nha dù cao nhưng vẫn còn ở mứcchấp nhận được. Chính phủ Tây Ban Nha lo ngại rằng tình hình bất ổn ở Italy cóthể đưa Tây Ban Nha trở lại vòng xoáy của cuộc khủng hoảng tài chính Eurozone.
Kết quả bầu cử tại Italy đã cho thấy sự phản đối mạnh mẽ của cử tri Italy nóiriêng và người dân châu Âu nói chung đối với chính sách "thắt lưng, buộc bụng"mà chính phủ nhiều nước thành viên Eurozone đang áp dụng.
Từ Athens tới Paris, những người phản đối các biện pháp khắc khổ cho rằng bế tắcchính trị tại Italy là bằng chứng cho thấy các cử tri châu Âu đã dùng đủ liềucắt giảm chi tiêu đau đớn mà Đức và các đồng minh phương Bắc đã "kê" cho cácnước láng giềng kém may mắn phương Nam như Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
Bộ trưởng Tài chính Pháp Pierre Moscovici cho rằng thông điệp từ Italy là hãythận trọng khi yêu cầu người dân phải hy sinh trong một thời gian dài và một toathuốc khác cần được kê là “tăng trưởng trở lại.”
Bên cạnh những ưu điểm, chính sách kinh tế khắc khổ ở châu Âu đã kìm hãm tăngtrưởng, đẩy tỷ lệ thất nghiệp lên cao và các chế độ lương, phúc lợi xã hội giảmsút.
Mặc dù các nhà lãnh đạo châu Âu cố tình tránh né, nhưng sự thật là hầu hết cácnước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đang suy thoái. Tốc độ suy giảm kinh tếtại Italy kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 cũngnhanh như trong cuộc đại khủng hoảng những năm 1930.
Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp tại Hy Lạp hiện lên tới 60% và tại Tây Ban Nha làtrên 50%. Chính sách khắc khổ là nguyên nhân chính khiến chính phủ sụp đổ ởnhiều nước như Ireland, Hy Lạp, Bồ Ðào Nha, Tây Ban Nha, Romania và mới đây làChính phủ của Thủ tướng Bungari Boiko Borisov ngày 20/2 vừa qua.
Bất ổn chính trị ở Italy rõ ràng cũng đã đặt Đức vào thế khó khi phải trợ giúptài chính cho một quốc gia bỏ phiếu chống các biện pháp thắt lưng buộc bụng doEU đưa ra và được Đức hậu thuẫn. Đức sợ rằng Italy có thể từ bỏ chính sách đó vàphá vỡ cam kết mà chính phủ của cựu Thủ tướng Monti đã thực hiện với Brussels.
Đức lo ngại Italy có thể liên kết với Pháp và Tây Ban Nha nhằm làm suy yếu cácchính sách khắc khổ và tìm các giải pháp khác cho cuộc khủng hoảng ở Eurozone.Vì thế, nỗ lực của Đức nhằm đảm bảo các chính phủ mới được bầu đi theo chiếnlược mà nước này kêu gọi ngày càng trở lên khó khăn hơn.
Đức đã nhận lấy vai trò chèo lái châu Âu trong khủng hoảng, song việc gây sức épbuộc các nước phải cắt giảm chi tiêu và cải cách cơ cấu có thể làm sâu sắc cuộckhủng hoảng chính trị ở các quốc gia khác.
Và những hành động tiếp theo
Tuy nhiên, trong khi không thuyết phục được Đức từ bỏ yêu cầu về các biện phápkhắc khổ, kết quả bầu cử tại Italy có thể giúp các nước đang ngập trong nợ nần ởEurozone nhận được sự nhân nhượng của Đức, nước đóng góp chính trong EU, nếu cácnước này vẫn cho thấy những nỗ lực trong vấn đề cải cách.
Những nước sẽ sớm được hưởng điều đó là Pháp, với hy vọng trong những tuần tớisẽ được EU nhất trí gia hạn một năm cho việc đạt mục tiêu thâm hụt ngân sách, vàSíp, nước mà Berlin hiện cho là phải được cấp một gói viện trợ. Pháp thừa nhậnrằng nước này sẽ bỏ lỡ mục tiêu về thâm hụt ngân sách 3% GDP năm 2013.
Năm ngoái, Đức đã đồng ý cho Tây Ban Nha và Hy Lạp thêm thời gian để cắt giảmngân sách và trong một động thái được cho là nhằm thúc đẩy tăng trưởng và tăngkhả năng cạnh tranh của các nền kinh tế khác trong Eurozone, Berlin đã cho phéptăng lương ở trong nước.
Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble đã cảnh báo về việc Pháp và Đức lạicùng kêu gọi việc nới lỏng kỷ luật ngân sách. Trong khi đó, Ủy ban châu Âu chorằng việc kéo dài thời hạn cho việc đạt được mục tiêu về thâm hụt ngân sách chocác nước ngấp nghé suy thoái là có thể nếu các nước này đang có nỗ lực cao nhấtđể tiếp tục cải cách.
[Lo ngại chính trị ở Italy chi phối phiên họp ECB]
Bên cạnh đó, một bộ các chính sách thay thế cho các biện pháp khắc khổ, cũng đãđược thảo luận nhiều, có thể hiệu quả. Châu Âu đang cần hội nhập tài chính hơnnữa, không chỉ là việc giám sát tập trung các ngân sách quốc gia. Rõ ràng làchâu Âu không cần chi tiêu liên bang cao gấp đôi chi tiêu các bang như tại Mỹ,nhưng cần mức chi tiêu lớn hơn, không như ngân sách rất nhỏ của EU hiện nay.
Châu Âu cũng cần một liên minh ngân hàng, một liên minh thực sự, với việc bảohiểm tiền gửi và các thủ tục thanh toán, cũng như sự giám sát chung. Châu Âucũng cần phát hành trái phiếu chung hoặc một công cụ tương đương.
Về phản ứng của ECB - “lính cứu hỏa” trong suốt thời gian xảy ra khủng hoảng vừaqua, các chuyên gia phân tích nhận định vấn đề chi phối cuộc họp định kỳ hàngtháng của ECB diễn ra vào ngày 7/3 sẽ là tâm lý lo ngại về tình trạng bế tắcchính trị tại Italy. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng hội đồng điều hành ECB sẽkhông cắt giảm lãi suất hay thông báo về các chính sách mới nào.
Người đứng đầu ECB, Mario Draghi, đã nhắc đi nhắc lại rằng với việc triển khainhiều giải pháp (duy trì mức lãi suất siêu thấp 0,75%, bơm một lượng tiền mặtlớn chưa từng có vào các ngân hàng và thực hiện chương trình mua trái phiếu),ECB đã nỗ lực hết sức, và các chính phủ có nhiệm vụ phải giải quyết cuộc khủnghoảng này./.
Lê Minh (TTXVN)