Sáng 11/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII tiếp tụcchương trình phiên họp thứ 5 và bế mạc phiên họp, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hộiNguyễn Sinh Hùng và các Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Huỳnh NgọcSơn.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần hai về kếtquả Giám sát chuyên đề việc thực hiện quy định của pháp luật về banhành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Nhân dân, Ủyban Nhân dân.
Văn bản quy phạm pháp luật góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc triển khai thực hiện Luật ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân năm 2004 của Chính phủ, các bộ, ngành vàHội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân các cấp đã tạo bước chuyển biến mới trong công tác ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật ở địa phương, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lýnhà nước của chính quyền địa phương; công tác quản lý nhà nước ở địaphương đã từng bước được thực hiện theo nguyên tắc Nhà nước quản lý xãhội bằng pháp luật.
Nhìn chung việcthực hiện Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2004 được các địa phương chú trọngtriển khai đồng bộ, thực hiện nghiêm túc; chất lượng văn bản quy phạm pháp luật đượcnâng lên, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và thúc đẩy pháttriển kinh tế- xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng ở địa phương.
Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đánh giá, hoạt động ban hành vănbản quy phạm pháp luật của Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân vẫn còn một số hạn chế như hệ thống luật, vănbản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành còn nhiều bất cập, chưa đápứng yêu cầu thực tiễn quản lý nhà nước ở địa phương; hoạt động xây dựng,ban hành văn bản quy phạm pháp luật chưa thực sự được đặt ở vị trí quan trọng nhất vàcòn thiếu sự giám sát, kiểm tra, đôn đốc thường xuyên từ các cơ quancấp trên.
Từ năm 2005 đến năm 2010, tổngsố văn bản được ban hành ở tất cả các cấp là 186.322 văn bản có chứa quy phạm pháp luật, trong đó Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh ban hành hơn 7.000 nghị quyết, Ủy ban Nhân dân tỉnhban hành hơn 22.000 quyết định và chỉ thị; Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân cấp huyện banhành hơn 75.000 nghị quyết, quyết định và chỉ thị; Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân cấp xãban hành hơn 78.000 nghị quyết, quyết định và chỉ thị...
Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện Nghị quyết về kết quả giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Cho ý kiến vào báo cáo kết quả giám sát và dự thảo Nghị quyết về kếtquả giám sát, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá, báo cáo lầnnày đã có chất lượng tốt hơn, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong lần cho ýkiến lần 1. Dự thảo Nghị quyết cần được bổ sung, hoàn thiện theo hướnglàm rõ hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật;nghiên cứu lại các quy định pháp lý về khái niệm văn bản quy phạm pháp luật, thẩmquyền và vị trí pháp lý của văn bản được ban hành đồng thời phải đưa rabiện pháp để kịp thời kiểm soát các loại văn bản quy phạm pháp luật do các ngành, cáccấp ban hành.
Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phướccho rằng, dự thảo Nghị quyết cần bổ sung biện pháp khắc phục, hạn chếcác bất cập trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với các cơ quan ngang bộ; bổsung lĩnh vực rà soát, thẩm quyền được phân cấp quản lý đối với Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách Phùng Quốc Hiểngóp ý, dự thảo nghị quyết cần viết gọn và tập trung hơn. Các kiến nghịđối với các Bộ, địa phương nên tập trung vào Chính phủ, vì Chính phủ làcơ quan quản lý, chỉ đạo trực tiếp các Bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban Nhân dân cáccấp.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đánh giá, công tác banhành văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương còn bất cập do trình độ, khả năng cán bộchuyên trách ở địa phương có hạn, vì vậy Nghị quyết cần nhấn mạnh hơnvai trò pháp chế trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương.
PhóChủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu tổng kết ý kiến thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấnmạnh: Báo cáo thẩm tra đã được nâng cấp, bổ sung và cơ bản nhận đượcnhất trí của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Dự thảo Nghị quyết kết quả giám sátcần viết gọn, tập trung hơn. Các giải pháp để khắc phục hạn chế, bất cậptrong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật cần sắp xếp lại hợp lý, ngắn gọn.Nghị quyết cần nêu rõ giao Chính phủ khẩn trương tổng kết việc thựchiện Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2004; quy định rõ Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân bảo đảmhình thức, trình tự, thủ tục, nội dung, hợp hiến, hợp pháp, không tráicác văn bản cấp trên. Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân các cấp không được dùng công văn, thôngbáo để đề ra các nội dung mang tính quy phạm pháp luật.
Cuối buổi họp sáng 11/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 13 đã bế mạc phiên họp thứ 5. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu bế mạc phiên họp.Trong bài phát biểu, Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao nỗ lực của các đạibiểu, thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các ban ngành hữu quan trong việc chuẩn bị,tham gia phiên họp.
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, trongphiên họp thứ 5, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp tục cho ý kiến vào 5 dựán luật nhằm đảm bảo chất lượng của công tác lập pháp. Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, tranh luận làm rõ hơn về các vấn đề còn chưa thốngnhất, các vấn đề cần bổ sung trong các dự án luật.
Chủ tịch Quốc hội yêucầu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cơ quan soạn thảo tiếp tục hoàn thiện các dự án Luật vớisự tham gia của các cơ quan liên quan, các đại biểu chuyên trách, cácđại biểu Quốc hội khác thông qua các hội nghị trực tuyến, đảm bảo các dựán luật được xây dựng đúng kỹ thuật lập pháp, đạt chất lượng cao.
Cũng tại phiên họp thứ 5, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiếnlần 2 vào kết quả giám sát chuyên đề việc thực hiện quy định củapháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân. Kết quả báo cáo chothấy, chất lượng giám sát được nâng cao. Việc chuẩn bị Nghị quyết về kếtquả giám sát cần được hoàn thiện, bổ sung vì đây là một văn bản quantrọng có tác động tới hoạt động của Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân trong thực tiễn./.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần hai về kếtquả Giám sát chuyên đề việc thực hiện quy định của pháp luật về banhành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Nhân dân, Ủyban Nhân dân.
Văn bản quy phạm pháp luật góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc triển khai thực hiện Luật ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân năm 2004 của Chính phủ, các bộ, ngành vàHội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân các cấp đã tạo bước chuyển biến mới trong công tác ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật ở địa phương, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lýnhà nước của chính quyền địa phương; công tác quản lý nhà nước ở địaphương đã từng bước được thực hiện theo nguyên tắc Nhà nước quản lý xãhội bằng pháp luật.
Nhìn chung việcthực hiện Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2004 được các địa phương chú trọngtriển khai đồng bộ, thực hiện nghiêm túc; chất lượng văn bản quy phạm pháp luật đượcnâng lên, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và thúc đẩy pháttriển kinh tế- xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng ở địa phương.
Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đánh giá, hoạt động ban hành vănbản quy phạm pháp luật của Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân vẫn còn một số hạn chế như hệ thống luật, vănbản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành còn nhiều bất cập, chưa đápứng yêu cầu thực tiễn quản lý nhà nước ở địa phương; hoạt động xây dựng,ban hành văn bản quy phạm pháp luật chưa thực sự được đặt ở vị trí quan trọng nhất vàcòn thiếu sự giám sát, kiểm tra, đôn đốc thường xuyên từ các cơ quancấp trên.
Từ năm 2005 đến năm 2010, tổngsố văn bản được ban hành ở tất cả các cấp là 186.322 văn bản có chứa quy phạm pháp luật, trong đó Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh ban hành hơn 7.000 nghị quyết, Ủy ban Nhân dân tỉnhban hành hơn 22.000 quyết định và chỉ thị; Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân cấp huyện banhành hơn 75.000 nghị quyết, quyết định và chỉ thị; Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân cấp xãban hành hơn 78.000 nghị quyết, quyết định và chỉ thị...
Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện Nghị quyết về kết quả giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Cho ý kiến vào báo cáo kết quả giám sát và dự thảo Nghị quyết về kếtquả giám sát, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá, báo cáo lầnnày đã có chất lượng tốt hơn, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong lần cho ýkiến lần 1. Dự thảo Nghị quyết cần được bổ sung, hoàn thiện theo hướnglàm rõ hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật;nghiên cứu lại các quy định pháp lý về khái niệm văn bản quy phạm pháp luật, thẩmquyền và vị trí pháp lý của văn bản được ban hành đồng thời phải đưa rabiện pháp để kịp thời kiểm soát các loại văn bản quy phạm pháp luật do các ngành, cáccấp ban hành.
Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phướccho rằng, dự thảo Nghị quyết cần bổ sung biện pháp khắc phục, hạn chếcác bất cập trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với các cơ quan ngang bộ; bổsung lĩnh vực rà soát, thẩm quyền được phân cấp quản lý đối với Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách Phùng Quốc Hiểngóp ý, dự thảo nghị quyết cần viết gọn và tập trung hơn. Các kiến nghịđối với các Bộ, địa phương nên tập trung vào Chính phủ, vì Chính phủ làcơ quan quản lý, chỉ đạo trực tiếp các Bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban Nhân dân cáccấp.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đánh giá, công tác banhành văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương còn bất cập do trình độ, khả năng cán bộchuyên trách ở địa phương có hạn, vì vậy Nghị quyết cần nhấn mạnh hơnvai trò pháp chế trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương.
PhóChủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu tổng kết ý kiến thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấnmạnh: Báo cáo thẩm tra đã được nâng cấp, bổ sung và cơ bản nhận đượcnhất trí của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Dự thảo Nghị quyết kết quả giám sátcần viết gọn, tập trung hơn. Các giải pháp để khắc phục hạn chế, bất cậptrong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật cần sắp xếp lại hợp lý, ngắn gọn.Nghị quyết cần nêu rõ giao Chính phủ khẩn trương tổng kết việc thựchiện Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2004; quy định rõ Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân bảo đảmhình thức, trình tự, thủ tục, nội dung, hợp hiến, hợp pháp, không tráicác văn bản cấp trên. Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân các cấp không được dùng công văn, thôngbáo để đề ra các nội dung mang tính quy phạm pháp luật.
Cuối buổi họp sáng 11/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 13 đã bế mạc phiên họp thứ 5. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu bế mạc phiên họp.Trong bài phát biểu, Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao nỗ lực của các đạibiểu, thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các ban ngành hữu quan trong việc chuẩn bị,tham gia phiên họp.
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, trongphiên họp thứ 5, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp tục cho ý kiến vào 5 dựán luật nhằm đảm bảo chất lượng của công tác lập pháp. Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, tranh luận làm rõ hơn về các vấn đề còn chưa thốngnhất, các vấn đề cần bổ sung trong các dự án luật.
Chủ tịch Quốc hội yêucầu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cơ quan soạn thảo tiếp tục hoàn thiện các dự án Luật vớisự tham gia của các cơ quan liên quan, các đại biểu chuyên trách, cácđại biểu Quốc hội khác thông qua các hội nghị trực tuyến, đảm bảo các dựán luật được xây dựng đúng kỹ thuật lập pháp, đạt chất lượng cao.
Cũng tại phiên họp thứ 5, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiếnlần 2 vào kết quả giám sát chuyên đề việc thực hiện quy định củapháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân. Kết quả báo cáo chothấy, chất lượng giám sát được nâng cao. Việc chuẩn bị Nghị quyết về kếtquả giám sát cần được hoàn thiện, bổ sung vì đây là một văn bản quantrọng có tác động tới hoạt động của Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân trong thực tiễn./.
Xuân Khu (TTXVN/Vietnam+)