Sau hai ngày họp tại Trại David thuộc bang Maryland của Mỹ, Hội nghịthượng đỉnh thường niên Nhóm 8 nước công nghiệp phát triển (G-8) - gồm Anh,Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Nga và Mỹ, đã bế mạc ngày 19/5 với tuyên bốchung đề cập tới một loạt vấn đề.
[G-8 thống nhất về vấn đề Iran, Syria và Triều Tiên]
Các nhà lãnh đạo G-8 đã nhất trí giúp Hy Lạp vượt qua cuộc khủng hoảng đểtiếp tục ở lại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), đồng thời cam kếtcùng áp dụng mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn tình trạng rối loạn về tàichính và thúc đẩy đà phục hồi của nền kinh tế toàn cầu. Đây là giải pháp dunghòa và vẫn tồn tại một số khác biệt giữa hai luồng quan điểm, là tăng đầu tư đểthúc đẩy kinh tế phát triển, do Tổng thống nước chủ nhà Barack Obama đề xuất, vàchủ trương cắt giảm mạnh chi tiêu để có tiền trả nợ, do Thủ tướng Đức AngelaMerkel chủ xướng đối với châu Âu.
Phóng viên TTXVN tại Mỹ cho biết tại hội nghị, Tổng thống Mỹ Barack Obamađã kêu gọi các nước châu Âu noi gương Mỹ để có những biện pháp theo hướng thúcđẩy kinh tế phát triển, cho rằng phát triển và tạo công ăn việc làm phải là "ưutiên hàng đầu". Nhằm giảm nhẹ các bất đồng, Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳngđịnh ổn định tài chính và phát triển là không thể tách rời nhau và không nên đặtchúng vào thế tương phản nhau.
Các nguyên thủ G-8 cũng nhất trí cùng nhau theodõi sát thị trường dầu lửa để sẵn sàng tăng nguồn cung, nếu cần. Chủ tịch Liênminh châu Âu Herman Van Rompuy khẳng định sẽ làm mọi việc cần thiết để bảo đảmsự ổn định về tài chính của Eurozone.
Liên quan đến vấn đề hòa bình và an ninh quốc tế, các nhà lãnh đạo G-8khẳng định Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc) cần cóhành động đáp lại "những động thái được coi là khiêu khích" của Cộng hòa Dân chủNhân dân Triều Tiên gây phương hại cho ổn định khu vực, như các vụ phóng vệ tinhvà thử hạt nhân.
Về tình hình Iran, tuyên bố chung nhấn mạnh tới việc tìm kiếmmột giải pháp hòa bình thông qua đàm phán nhằm giải tỏa những quan ngại xungquanh chương trình hạt nhân của Tehran. Các nhà lãnh đạo hối thúc Iran nắm bắtcơ hội để chứng tỏ chương trình hạt nhân vì hòa bình tại cuộc đàm phán với NhómP5+1 (gồm năm nước ủy viên Hội đồng Bảo an và Đức) ở Baghdad (Iraq) vào ngày23/5 tới.
Về Myanmar, tuyên bố của hội nghị hoan nghênh "những nỗ lực đáng kể" củaTổng thống U Thein Sein và thủ lĩnh đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD)Aung San Suu Kyi cải cách dân chủ ở quốc gia Đông Nam Á này, đồng thời cam kếtủng hộ những sáng kiến tại Myanmar, đặc biệt là các sáng kiến tập trung vào hòabình, hòa giải dân tộc và củng cố nền dân chủ.
Tuyên bố cũng kêu gọi Chính phủ Syria và các phe phái tại quốc gia TrungĐông này lập tức thực thi đầy đủ kế hoạch hòa bình sáu điểm của Đặc phái viênchung Liên hợp quốc và Liên đoàn Arập Kofi Annan. Các nhà lãnh đạo hối thúc Syriachấm dứt mọi hình thức bạo lực, mở đường cho một quá trình chuyển giao chính trịtoàn diện do chính người Syria đứng đầu.
Sau hội nghị tại Trại David, phần lớn các nhà lãnh đạo G-8 tới thành phốChicago, bang Illinois để tham dự hội nghị thượng đỉnh khối quân sự Tổ chức Hiệpước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong hai ngày 20-21/5 với sự tham gia của đại diện62 nước, trong đó có nguyên thủ 28 nước thành viên NATO. An ninh đã được tăngcường tới mức tối đa để bảo đảm cho hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra suôn sẻ./.
[G-8 thống nhất về vấn đề Iran, Syria và Triều Tiên]
Các nhà lãnh đạo G-8 đã nhất trí giúp Hy Lạp vượt qua cuộc khủng hoảng đểtiếp tục ở lại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), đồng thời cam kếtcùng áp dụng mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn tình trạng rối loạn về tàichính và thúc đẩy đà phục hồi của nền kinh tế toàn cầu. Đây là giải pháp dunghòa và vẫn tồn tại một số khác biệt giữa hai luồng quan điểm, là tăng đầu tư đểthúc đẩy kinh tế phát triển, do Tổng thống nước chủ nhà Barack Obama đề xuất, vàchủ trương cắt giảm mạnh chi tiêu để có tiền trả nợ, do Thủ tướng Đức AngelaMerkel chủ xướng đối với châu Âu.
Phóng viên TTXVN tại Mỹ cho biết tại hội nghị, Tổng thống Mỹ Barack Obamađã kêu gọi các nước châu Âu noi gương Mỹ để có những biện pháp theo hướng thúcđẩy kinh tế phát triển, cho rằng phát triển và tạo công ăn việc làm phải là "ưutiên hàng đầu". Nhằm giảm nhẹ các bất đồng, Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳngđịnh ổn định tài chính và phát triển là không thể tách rời nhau và không nên đặtchúng vào thế tương phản nhau.
Các nguyên thủ G-8 cũng nhất trí cùng nhau theodõi sát thị trường dầu lửa để sẵn sàng tăng nguồn cung, nếu cần. Chủ tịch Liênminh châu Âu Herman Van Rompuy khẳng định sẽ làm mọi việc cần thiết để bảo đảmsự ổn định về tài chính của Eurozone.
Liên quan đến vấn đề hòa bình và an ninh quốc tế, các nhà lãnh đạo G-8khẳng định Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc) cần cóhành động đáp lại "những động thái được coi là khiêu khích" của Cộng hòa Dân chủNhân dân Triều Tiên gây phương hại cho ổn định khu vực, như các vụ phóng vệ tinhvà thử hạt nhân.
Về tình hình Iran, tuyên bố chung nhấn mạnh tới việc tìm kiếmmột giải pháp hòa bình thông qua đàm phán nhằm giải tỏa những quan ngại xungquanh chương trình hạt nhân của Tehran. Các nhà lãnh đạo hối thúc Iran nắm bắtcơ hội để chứng tỏ chương trình hạt nhân vì hòa bình tại cuộc đàm phán với NhómP5+1 (gồm năm nước ủy viên Hội đồng Bảo an và Đức) ở Baghdad (Iraq) vào ngày23/5 tới.
Về Myanmar, tuyên bố của hội nghị hoan nghênh "những nỗ lực đáng kể" củaTổng thống U Thein Sein và thủ lĩnh đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD)Aung San Suu Kyi cải cách dân chủ ở quốc gia Đông Nam Á này, đồng thời cam kếtủng hộ những sáng kiến tại Myanmar, đặc biệt là các sáng kiến tập trung vào hòabình, hòa giải dân tộc và củng cố nền dân chủ.
Tuyên bố cũng kêu gọi Chính phủ Syria và các phe phái tại quốc gia TrungĐông này lập tức thực thi đầy đủ kế hoạch hòa bình sáu điểm của Đặc phái viênchung Liên hợp quốc và Liên đoàn Arập Kofi Annan. Các nhà lãnh đạo hối thúc Syriachấm dứt mọi hình thức bạo lực, mở đường cho một quá trình chuyển giao chính trịtoàn diện do chính người Syria đứng đầu.
Sau hội nghị tại Trại David, phần lớn các nhà lãnh đạo G-8 tới thành phốChicago, bang Illinois để tham dự hội nghị thượng đỉnh khối quân sự Tổ chức Hiệpước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong hai ngày 20-21/5 với sự tham gia của đại diện62 nước, trong đó có nguyên thủ 28 nước thành viên NATO. An ninh đã được tăngcường tới mức tối đa để bảo đảm cho hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra suôn sẻ./.
(TTXVN)