Ngày 12/1, Hội nghị thường niên lần thứ 20 của Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương (APPF) đã bế mạc ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản, với việc thông qua Thông cáo chung và Tuyên bố Tokyo mới nhằm định hướng quá trình phát triển cho diễn đàn này trong tương lai.
Trong Tuyên bố Tokyo mới, các đại biểu tham dự APPF-20, trong đó có đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng dẫn đầu, đã khẳng định cam kết “thúc đẩy sự hợp tác mở và không phân biệt theo bảy nguyên tắc chi phối quan hệ giữa các nước châu Á-Thái Bình Dương được đề cập trong Tuyên bố Vancouver và theo Hiến chương Vùng lòng chảo Thái Bình Dương được đề cập trong Tuyên bố Valparaiso; tôn trọng các giá trị chung là hòa bình khu vực, tự do, dân chủ và các quyền cơ bản của con người; tôn trọng và tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc và các chuẩn mực quốc tế khác.”
Tuy nhiên, trong bối cảnh khu vực và trên thế giới đã chứng kiến những thay đổi lớn trong vòng 20 năm qua kể từ khi APPF được thành lập, các nghị sỹ tham dự diễn đàn cho rằng “việc tăng cường khuôn khổ và các thủ tục của APPF là cực kỳ quan trọng trong việc xác định vị trí của diễn đàn này nhằm đối phó một cách chính xác hơn với những thay đổi cơ cấu đang diễn ra trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và trong cộng đồng quốc tế, cũng như các thách thức và cơ hội nảy sinh từ những thay đổi cơ cấu này.”
Liên quan tới việc cải cách APPF, theo sáng kiến của ngài Yasuhiro Nakasone, Chủ tịch Danh dự của APPF, kể từ năm 2010, APPF đã bắt đầu tập hợp các quan điểm của các nước thành viên về các định hướng cải cách diễn đàn này trong các vấn đề như chương trình nghị sự, quá trình ra quyết định, việc thực hiện các nghị quyết và hoạt động của Ủy ban Điều hành.
Tại APPF-20, các đại biểu đã thông qua dự thảo sửa đổi các quy tắc về thủ tục của APPF do nước chủ nhà Nhật Bản soạn thảo nhằm đưa ra các đề xuất cụ thể cho việc cải cách APPF.
Cũng trong Tuyên bố Tokyo mới, các đại biểu cũng bày tỏ tin tưởng rằng APPF sẽ tiếp tục giữ nguyên giá trị như một diễn đàn quan trọng nhất để tăng cường giao lưu giữa các nghị sỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực.
Bên cạnh đó, các đại biểu đã cam kết tìm kiếm các giải pháp cho các vấn đề mà khu vực và cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt và tăng cường nỗ lực để đảm bảo sự thịnh vượng của khu vực và thế giới.
Cùng với Tuyên bố Tokyo mới, tại hội nghị này, các đại biểu đến từ 20 nước thành viên APPF và một nước quan sát viên cũng thông qua 13 nghị quyết, trong đó đáng chú ý có nghị quyết về việc thúc đẩy giao lưu văn hóa, giáo dục và nhân dân ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nghị quyết về tăng cường hòa bình và an ninh trong khu vực, nghị quyết về hợp tác phòng chống thiên tai và các nghị quyết về đảm bảo an ninh lương thực, năng lượng và an toàn hạt nhân.
Được thành lập vào tháng 3/1993, Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương (APPF) là một diễn đàn để các nghị sỹ ở các nước thành viên thảo luận các biện pháp nhằm thúc đẩy hợp tác trong khu vực hướng tới mục tiêu đảm bảo hòa bình và phát triển, thúc đẩy các hoạt động giao lưu giữa các nền văn hóa trong khu vực./.
Trong Tuyên bố Tokyo mới, các đại biểu tham dự APPF-20, trong đó có đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng dẫn đầu, đã khẳng định cam kết “thúc đẩy sự hợp tác mở và không phân biệt theo bảy nguyên tắc chi phối quan hệ giữa các nước châu Á-Thái Bình Dương được đề cập trong Tuyên bố Vancouver và theo Hiến chương Vùng lòng chảo Thái Bình Dương được đề cập trong Tuyên bố Valparaiso; tôn trọng các giá trị chung là hòa bình khu vực, tự do, dân chủ và các quyền cơ bản của con người; tôn trọng và tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc và các chuẩn mực quốc tế khác.”
Tuy nhiên, trong bối cảnh khu vực và trên thế giới đã chứng kiến những thay đổi lớn trong vòng 20 năm qua kể từ khi APPF được thành lập, các nghị sỹ tham dự diễn đàn cho rằng “việc tăng cường khuôn khổ và các thủ tục của APPF là cực kỳ quan trọng trong việc xác định vị trí của diễn đàn này nhằm đối phó một cách chính xác hơn với những thay đổi cơ cấu đang diễn ra trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và trong cộng đồng quốc tế, cũng như các thách thức và cơ hội nảy sinh từ những thay đổi cơ cấu này.”
Liên quan tới việc cải cách APPF, theo sáng kiến của ngài Yasuhiro Nakasone, Chủ tịch Danh dự của APPF, kể từ năm 2010, APPF đã bắt đầu tập hợp các quan điểm của các nước thành viên về các định hướng cải cách diễn đàn này trong các vấn đề như chương trình nghị sự, quá trình ra quyết định, việc thực hiện các nghị quyết và hoạt động của Ủy ban Điều hành.
Tại APPF-20, các đại biểu đã thông qua dự thảo sửa đổi các quy tắc về thủ tục của APPF do nước chủ nhà Nhật Bản soạn thảo nhằm đưa ra các đề xuất cụ thể cho việc cải cách APPF.
Cũng trong Tuyên bố Tokyo mới, các đại biểu cũng bày tỏ tin tưởng rằng APPF sẽ tiếp tục giữ nguyên giá trị như một diễn đàn quan trọng nhất để tăng cường giao lưu giữa các nghị sỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực.
Bên cạnh đó, các đại biểu đã cam kết tìm kiếm các giải pháp cho các vấn đề mà khu vực và cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt và tăng cường nỗ lực để đảm bảo sự thịnh vượng của khu vực và thế giới.
Cùng với Tuyên bố Tokyo mới, tại hội nghị này, các đại biểu đến từ 20 nước thành viên APPF và một nước quan sát viên cũng thông qua 13 nghị quyết, trong đó đáng chú ý có nghị quyết về việc thúc đẩy giao lưu văn hóa, giáo dục và nhân dân ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nghị quyết về tăng cường hòa bình và an ninh trong khu vực, nghị quyết về hợp tác phòng chống thiên tai và các nghị quyết về đảm bảo an ninh lương thực, năng lượng và an toàn hạt nhân.
Được thành lập vào tháng 3/1993, Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương (APPF) là một diễn đàn để các nghị sỹ ở các nước thành viên thảo luận các biện pháp nhằm thúc đẩy hợp tác trong khu vực hướng tới mục tiêu đảm bảo hòa bình và phát triển, thúc đẩy các hoạt động giao lưu giữa các nền văn hóa trong khu vực./.
(TTXVN/Vietnam+)