Sáng 26/7, tại Hà Nội, Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ bế giảng Lớp bồi dưỡng dự nguồn cán bộ cao cấp khóa I năm 2013.
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nguyễn Phú Trọng; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa, Trưởng ban Chỉ đạo tổ chức lớp học; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương đã tới dự lễ bế giảng.
Phát biểu với lớp học, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh và đánh giá cao sự cố gắng của Học viện Chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh và Ban Tổ chức Trung ương đã phối hợp với các cơ quan ở Trung ương và địa phương tổ chức thành công lớp học.
[Xem toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư]
Lớp học đã nghiêm túc bảo đảm tốt nội dung của từng chuyên đề và toàn bộ chương trình bồi dưỡng; vừa cung cấp những kiến thức cơ bản, vừa bổ sung những kiến thức mới về lý luận và thực tiễn, phù hợp với đối tượng người học.
Việc thiết kế và thực hiện chương trình bồi dưỡng đã chú trọng trau dồi về đạo đức, phong cách của người cán bộ; học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Lớp học chủ động và tích cực gắn bồi dưỡng lý luận, quan điểm, đường lối của Đảng với nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để đúc rút ra những vấn đề lý luận mới; áp dụng phương pháp dạy và học mới, tích cực theo hướng biến quá trình học tập thành quá trình tự học, tự nghiên cứu, với ý thức chủ động, tự giác của mỗi học viên, theo sự gợi mở, định hướng của giảng viên. Lớp bồi dưỡng dự nguồn cán bộ cao cấp khóa I đã cho thêm nhiều kinh nghiệm tốt về cách thức tổ chức lớp học; về nội dung chương trình, chất lượng giảng dạy, học tập; về ý thức chấp hành kỷ luật kỷ cương, rèn luyện đạo đức, tác phong của người học tại Trường Đảng mang tên Bác...
Tổng Bí thư nhấn mạnh bước vào thời kỳ phát triển mới, đầy cơ hội và thách thức đan xen, Việt Nam có trụ vững và đi lên được hay không, phụ thuộc rất lớn vào quy mô và chất lượng nguồn nhân lực, trong đó trước hết phải kể đến đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các ngành, các cấp, các đoàn thể chính trị - xã hội.
Đội ngũ này phải được đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện thường xuyên để trở thành những người "hiền tài" của đất nước, vừa có "tâm" vừa có "tài"; có nhân cách và phong cách cán bộ cách mạng; hội tụ cả năng lực tư duy và năng lực hoạt động thực tiễn, đủ sức gánh vác những nhiệm vụ to lớn, phức tạp trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế và trong kỷ nguyên cách mạng khoa học-công nghệ, kinh tế tri thức và toàn cầu hóa.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần căn dặn: "Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém", "cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng". Đại hội XI và nhiều nghị quyết của Trung ương Đảng đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. Cần tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo này, Tổng Bí thư chỉ rõ.
Tổng Bí thư lưu ý, kết quả đạt được qua lớp bồi dưỡng mới chỉ là điểm khởi đầu cho quá trình phấn đấu, rèn luyện lâu dài, thường xuyên tiếp theo; tuyệt đối không chủ quan, thỏa mãn. Phải xác định học tập tự tu dưỡng, rèn luyện bản thân là công việc thường xuyên, công việc suốt đời, vì thực tiễn luôn luôn vận động, lý luận không ngừng phát triển.
Tổng Bí thư mong muốn các học viên hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao, đồng thời là những tấm gương sáng về tinh thần thường xuyên học tập, rèn luyện, giữ gìn phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tác phong, xứng đáng với sự tin cậy và quan tâm của Trung ương Đảng và Nhà nước.
Các học viên cần phát huy tốt nhất những kiến thức bổ ích về lý luận và thực tiễn qua đợt nghiên cứu, học tập này để nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của mình khi trở về cương vị công tác, góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.
Tổng Bí thư đề nghị Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng và các địa phương, bộ, ngành liên quan tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm, phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những điểm còn hạn chế, chưa hợp lý, để có thể tổ chức các lớp học tiếp theo tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
Thực hiện chủ trương mới của Đảng trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của hệ thống chính trị, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao cho Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh và Ban Tổ chức Trung ương tổ chức các lớp bồi dưỡng dự nguồn cán bộ cao cấp.
Lớp bồi dưỡng nhằm bổ sung kiến thức lý luận chính trị-hành chính, năng lực lãnh đạo, quản lý và một số tri thức khác, giúp các cán bộ dự nguồn hoàn thành tốt nhiệm vụ hiện tại, đồng thời chủ động chuẩn bị kiến thức, năng lực đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn của các chức danh quy hoạch cho tương lai.
Các cán bộ tham dự lớp học này là nguồn được cấp ủy, tổ chức đảng các cấp giới thiệu, đưa vào quy hoạch các chức danh lãnh đạo chủ chốt của các địa phương và các bộ, ban, ngành ở Trung ương, là những chức danh cán bộ quan trọng trong hệ thống chính trị.
Tham gia khóa học, các học viên đã được bổ sung, cập nhật có tính hệ thống những kết quả nghiên cứu mới về chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tình hình thế giới đương đại; quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là những quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách đặt ra trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011) và Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 2011-2020.
Cùng với đó, các học viên được trang bị hệ thống kiến thức cơ bản về lý luận và thực tiễn, những kiến thức hiện đại về khoa học lãnh đạo, quản lý, góp phần củng cố nhận thức về chính trị - xã hội, hình thành phát triển tầm nhìn, tư duy chiến lược của người cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Ban Chỉ đạo lớp học và Học viện đã tổ chức các chuyến đi thực tế cho các học viên một cách thiết thực, hiệu quả; đã đi đến vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều khó khăn, giúp cho học viên nắm bắt tình hình, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu cuộc sống của nhân dân và thực trạng đội ngũ cán bộ ở cơ sở, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục những khó khăn, vướng mắc, những vấn đề đang đặt ra ở cơ sở.../.
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nguyễn Phú Trọng; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa, Trưởng ban Chỉ đạo tổ chức lớp học; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương đã tới dự lễ bế giảng.
Phát biểu với lớp học, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh và đánh giá cao sự cố gắng của Học viện Chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh và Ban Tổ chức Trung ương đã phối hợp với các cơ quan ở Trung ương và địa phương tổ chức thành công lớp học.
[Xem toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư]
Lớp học đã nghiêm túc bảo đảm tốt nội dung của từng chuyên đề và toàn bộ chương trình bồi dưỡng; vừa cung cấp những kiến thức cơ bản, vừa bổ sung những kiến thức mới về lý luận và thực tiễn, phù hợp với đối tượng người học.
Việc thiết kế và thực hiện chương trình bồi dưỡng đã chú trọng trau dồi về đạo đức, phong cách của người cán bộ; học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Lớp học chủ động và tích cực gắn bồi dưỡng lý luận, quan điểm, đường lối của Đảng với nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để đúc rút ra những vấn đề lý luận mới; áp dụng phương pháp dạy và học mới, tích cực theo hướng biến quá trình học tập thành quá trình tự học, tự nghiên cứu, với ý thức chủ động, tự giác của mỗi học viên, theo sự gợi mở, định hướng của giảng viên. Lớp bồi dưỡng dự nguồn cán bộ cao cấp khóa I đã cho thêm nhiều kinh nghiệm tốt về cách thức tổ chức lớp học; về nội dung chương trình, chất lượng giảng dạy, học tập; về ý thức chấp hành kỷ luật kỷ cương, rèn luyện đạo đức, tác phong của người học tại Trường Đảng mang tên Bác...
Tổng Bí thư nhấn mạnh bước vào thời kỳ phát triển mới, đầy cơ hội và thách thức đan xen, Việt Nam có trụ vững và đi lên được hay không, phụ thuộc rất lớn vào quy mô và chất lượng nguồn nhân lực, trong đó trước hết phải kể đến đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các ngành, các cấp, các đoàn thể chính trị - xã hội.
Đội ngũ này phải được đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện thường xuyên để trở thành những người "hiền tài" của đất nước, vừa có "tâm" vừa có "tài"; có nhân cách và phong cách cán bộ cách mạng; hội tụ cả năng lực tư duy và năng lực hoạt động thực tiễn, đủ sức gánh vác những nhiệm vụ to lớn, phức tạp trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế và trong kỷ nguyên cách mạng khoa học-công nghệ, kinh tế tri thức và toàn cầu hóa.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần căn dặn: "Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém", "cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng". Đại hội XI và nhiều nghị quyết của Trung ương Đảng đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. Cần tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo này, Tổng Bí thư chỉ rõ.
Tổng Bí thư lưu ý, kết quả đạt được qua lớp bồi dưỡng mới chỉ là điểm khởi đầu cho quá trình phấn đấu, rèn luyện lâu dài, thường xuyên tiếp theo; tuyệt đối không chủ quan, thỏa mãn. Phải xác định học tập tự tu dưỡng, rèn luyện bản thân là công việc thường xuyên, công việc suốt đời, vì thực tiễn luôn luôn vận động, lý luận không ngừng phát triển.
Tổng Bí thư mong muốn các học viên hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao, đồng thời là những tấm gương sáng về tinh thần thường xuyên học tập, rèn luyện, giữ gìn phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tác phong, xứng đáng với sự tin cậy và quan tâm của Trung ương Đảng và Nhà nước.
Các học viên cần phát huy tốt nhất những kiến thức bổ ích về lý luận và thực tiễn qua đợt nghiên cứu, học tập này để nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của mình khi trở về cương vị công tác, góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.
Tổng Bí thư đề nghị Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng và các địa phương, bộ, ngành liên quan tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm, phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những điểm còn hạn chế, chưa hợp lý, để có thể tổ chức các lớp học tiếp theo tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
Thực hiện chủ trương mới của Đảng trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của hệ thống chính trị, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao cho Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh và Ban Tổ chức Trung ương tổ chức các lớp bồi dưỡng dự nguồn cán bộ cao cấp.
Lớp bồi dưỡng nhằm bổ sung kiến thức lý luận chính trị-hành chính, năng lực lãnh đạo, quản lý và một số tri thức khác, giúp các cán bộ dự nguồn hoàn thành tốt nhiệm vụ hiện tại, đồng thời chủ động chuẩn bị kiến thức, năng lực đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn của các chức danh quy hoạch cho tương lai.
Các cán bộ tham dự lớp học này là nguồn được cấp ủy, tổ chức đảng các cấp giới thiệu, đưa vào quy hoạch các chức danh lãnh đạo chủ chốt của các địa phương và các bộ, ban, ngành ở Trung ương, là những chức danh cán bộ quan trọng trong hệ thống chính trị.
Tham gia khóa học, các học viên đã được bổ sung, cập nhật có tính hệ thống những kết quả nghiên cứu mới về chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tình hình thế giới đương đại; quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là những quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách đặt ra trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011) và Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 2011-2020.
Cùng với đó, các học viên được trang bị hệ thống kiến thức cơ bản về lý luận và thực tiễn, những kiến thức hiện đại về khoa học lãnh đạo, quản lý, góp phần củng cố nhận thức về chính trị - xã hội, hình thành phát triển tầm nhìn, tư duy chiến lược của người cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Ban Chỉ đạo lớp học và Học viện đã tổ chức các chuyến đi thực tế cho các học viên một cách thiết thực, hiệu quả; đã đi đến vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều khó khăn, giúp cho học viên nắm bắt tình hình, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu cuộc sống của nhân dân và thực trạng đội ngũ cán bộ ở cơ sở, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục những khó khăn, vướng mắc, những vấn đề đang đặt ra ở cơ sở.../.
Nguyễn Sự-Hương Thủy (TTXVN)