Nhằm khuyến khích việc phát triển và sử dụng năng lượng sạch, ngày 3/5, hai nhà khoa học ưa khám phá và hoạt động vì môi trường người Thụy Sĩ Bertrand Piccard và Andre Borschberg bắt đầu hành trình xuyên nước Mỹ đầu tiên trên một máy bay chạy bằng năng lượng Mặt Trời có tên gọi Solar Impulse, khởi hành từ bang California.
Mục tiêu của chuyến du hành này là nâng cao nhận thức của mọi người về việc sử dụng năng lượng tái sinh, khuyến khích việc sử dụng các năng lượng này trong đời sống con người nhằm hướng tới một thế giới phát triển bền vững hơn và tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề toàn cầu nhờ ứng dụng những công nghệ sẵn có.
Ông Piccard nêu rõ ông không có tham vọng thực hiện một cuộc cách mạng trong ngành hàng không, thay vào đó là mong muốn chứng minh rằng việc sử dụng năng lượng Mặt Trời trong các chuyến bay là hoàn toàn khả thi.
Máy bay Solar Impulse chạy bằng năng lượng Mặt Trời có chiều dài sải cánh tương đương với một chiếc Boeing 747, song trọng lượng chỉ bằng trọng lượng một chiếc ôtô nhỏ.
Đặc điểm khác biệt của máy bay này là hệ thống 12.000 tấm pin Mặt Trời vừa giúp cung cấp năng lượng cho động cơ máy bay vừa có khả năng nạp nhiên liệu dự trữ, nhờ đó Solar Impulse có thể bay cả vào ban đêm.
Với các pin dự trữ, Solar Impulse có thể bay liên tục 3 ngày 3 đêm với tốc độ đạt tới 70 km/giờ. Song, do thiết kế siêu dài, siêu nhẹ nên việc điều khiển Solar Impulse khá phức tạp.
Thêm vào đó, máy báy chỉ có thể chở hai người (đồng thời là hai phi công), nên hành trình chuyến bay được chia thành nhiều chặng, cho phép hai phi công thay nhau đổi lái và có thời gian nghỉ ngơi. Thời gian bay tối đa trong một lần là 24 giờ.
Solar Impulse dự kiến sẽ dừng chân tại các thành phố Phoenix, Dallas và Washington trước khi kết thúc hành trình tại New York vào đầu tháng Bảy tới.
Tại mỗi điểm dừng, Solar Impulse sẽ "nghỉ" 10 ngày để các chuyên gia giới thiệu về công nghệ năng lượng Mặt Trời. Đây cũng là cơ hội để truyền cảm hứng tới mọi người, khuyến khích tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm ở mỗi cá nhân, đặc biệt là các học sinh-sinh viên.
Kế hoạch thực hiện một hành trình vòng quanh nước Mỹ bằng máy bay sử dụng năng lượng Mặt Trời đã được khởi xướng từ hơn 10 năm trước sau khi ông Piccard buộc phải hủy giữa chừng chuyến bay liên tục vòng quanh thế giới bằng khinh khí cầu do hết nhiên liệu.
Thất bại này đã nhen lên trong ông ý tưởng về một chuyến hành trình không cần dùng đến nhiên liệu hóa thạch. Máy bay Solar Impulse trước đó đã thực hiện thành công một số chuyến bay, trong đó có một chuyến bay kéo dài 26 giờ hồi năm 2010./.
Mục tiêu của chuyến du hành này là nâng cao nhận thức của mọi người về việc sử dụng năng lượng tái sinh, khuyến khích việc sử dụng các năng lượng này trong đời sống con người nhằm hướng tới một thế giới phát triển bền vững hơn và tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề toàn cầu nhờ ứng dụng những công nghệ sẵn có.
Ông Piccard nêu rõ ông không có tham vọng thực hiện một cuộc cách mạng trong ngành hàng không, thay vào đó là mong muốn chứng minh rằng việc sử dụng năng lượng Mặt Trời trong các chuyến bay là hoàn toàn khả thi.
Máy bay Solar Impulse chạy bằng năng lượng Mặt Trời có chiều dài sải cánh tương đương với một chiếc Boeing 747, song trọng lượng chỉ bằng trọng lượng một chiếc ôtô nhỏ.
Đặc điểm khác biệt của máy bay này là hệ thống 12.000 tấm pin Mặt Trời vừa giúp cung cấp năng lượng cho động cơ máy bay vừa có khả năng nạp nhiên liệu dự trữ, nhờ đó Solar Impulse có thể bay cả vào ban đêm.
Với các pin dự trữ, Solar Impulse có thể bay liên tục 3 ngày 3 đêm với tốc độ đạt tới 70 km/giờ. Song, do thiết kế siêu dài, siêu nhẹ nên việc điều khiển Solar Impulse khá phức tạp.
Thêm vào đó, máy báy chỉ có thể chở hai người (đồng thời là hai phi công), nên hành trình chuyến bay được chia thành nhiều chặng, cho phép hai phi công thay nhau đổi lái và có thời gian nghỉ ngơi. Thời gian bay tối đa trong một lần là 24 giờ.
Solar Impulse dự kiến sẽ dừng chân tại các thành phố Phoenix, Dallas và Washington trước khi kết thúc hành trình tại New York vào đầu tháng Bảy tới.
Tại mỗi điểm dừng, Solar Impulse sẽ "nghỉ" 10 ngày để các chuyên gia giới thiệu về công nghệ năng lượng Mặt Trời. Đây cũng là cơ hội để truyền cảm hứng tới mọi người, khuyến khích tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm ở mỗi cá nhân, đặc biệt là các học sinh-sinh viên.
Kế hoạch thực hiện một hành trình vòng quanh nước Mỹ bằng máy bay sử dụng năng lượng Mặt Trời đã được khởi xướng từ hơn 10 năm trước sau khi ông Piccard buộc phải hủy giữa chừng chuyến bay liên tục vòng quanh thế giới bằng khinh khí cầu do hết nhiên liệu.
Thất bại này đã nhen lên trong ông ý tưởng về một chuyến hành trình không cần dùng đến nhiên liệu hóa thạch. Máy bay Solar Impulse trước đó đã thực hiện thành công một số chuyến bay, trong đó có một chuyến bay kéo dài 26 giờ hồi năm 2010./.
(TTXVN)