Nhằm sớm đưa máy bay Boeing 787 Dreamliner trở lại đường băng sau khi bị ngừng hoạt động trên toàn thế giới do một loạt sự cố, Tập đoàn chế tạo máy bay Boeing của Mỹ ngày 25/3 thông báo đã thực hiện thành công chuyến bay thử đối với loại máy bay dân dụng vốn được coi là "siêu hạng" này.
Trong một tuyên bố, Boeing cho biết máy bay 787 Dreamliner đã cất cánh từ thành phố Everett của bang Washington và quay trở lại sau hơn 2 giờ bay. Cuộc thử nghiệm nhằm đảm bảo tất cả các hệ thống của máy bay, đặc biệt là bộ phận ắc quy mới, đều hoạt động đúng như thiết kế.
Các quan chức Boeing nêu rõ chuyến bay thử đã diễn ra "theo đúng kế hoạch," đồng thời cho biết trong vài ngày tới sẽ tiến hành một cuộc bay thử thứ hai và trình các kết quả này lên Cơ quan Hàng không dân dụng liên bang (FAA) để có thể được cấp phép cho máy bay Dreamliner sớm trở lại đường bay. Boeing hy vọng máy bay 787 Dreamliner có thể bay trở lại trên bầu trời vào đầu tháng 5 tới, hoặc sớm hơn.
Trước đó, ngày 12/3, "gã khổng lồ" trong ngành công nghiệp chế tạo máy bay của Mỹ đã được FAA cho phép tiến hành các chuyến bay thử nghiệm trên hai chiếc máy bay được trang bị hệ thống ắc quy đã được thiết kế lại, sau khi hãng này trình bày kế hoạch 10 điểm nhằm khắc phục sự cố chập cháy buộc hàng chục máy bay Boeing 787 Dreamliner trên toàn thế giới phải ngừng hoạt động suốt nhiều tháng qua.
[Hãng Boeing thử nghiệm máy bay 787 sau sự cố]
Vụ cháy chập ắcquy lần đầu tiên xảy ra đối với máy bay Dreamliner là ngày 7/1/2013, buộc Hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản phải cho hạ cánh xuống sân bay quốc tế Logan ở thành phố Boston, bang Massachusett. Chỉ một ngày sau đó, một máy bay Boeing 787 khác cũng của hãng này bị phát hiện rò rỉ nhiên liệu. Ngay sau các sự cố này, FAA đã ra lệnh tiến hành kiểm tra toàn diện máy bay Dreamliner 787 từ khâu thiết kế, chế tạo tới khâu lắp ráp.
Các vụ cháy gây chập điện liên tục xảy ra không chỉ làm mất uy tín mà còn gây thiệt hại lớn cho Tập đoàn Boeing, với trung bình mỗi tháng phải chi trả khoảng 200 triệu USD bồi thường do không chuyển giao đúng thời hạn các máy bay Dreamliner, chưa kể 1 tỷ USD mỗi tháng để duy trì hoạt động của dây chuyền sản xuất Boeing 787 Dreamliner./.
Trong một tuyên bố, Boeing cho biết máy bay 787 Dreamliner đã cất cánh từ thành phố Everett của bang Washington và quay trở lại sau hơn 2 giờ bay. Cuộc thử nghiệm nhằm đảm bảo tất cả các hệ thống của máy bay, đặc biệt là bộ phận ắc quy mới, đều hoạt động đúng như thiết kế.
Các quan chức Boeing nêu rõ chuyến bay thử đã diễn ra "theo đúng kế hoạch," đồng thời cho biết trong vài ngày tới sẽ tiến hành một cuộc bay thử thứ hai và trình các kết quả này lên Cơ quan Hàng không dân dụng liên bang (FAA) để có thể được cấp phép cho máy bay Dreamliner sớm trở lại đường bay. Boeing hy vọng máy bay 787 Dreamliner có thể bay trở lại trên bầu trời vào đầu tháng 5 tới, hoặc sớm hơn.
Trước đó, ngày 12/3, "gã khổng lồ" trong ngành công nghiệp chế tạo máy bay của Mỹ đã được FAA cho phép tiến hành các chuyến bay thử nghiệm trên hai chiếc máy bay được trang bị hệ thống ắc quy đã được thiết kế lại, sau khi hãng này trình bày kế hoạch 10 điểm nhằm khắc phục sự cố chập cháy buộc hàng chục máy bay Boeing 787 Dreamliner trên toàn thế giới phải ngừng hoạt động suốt nhiều tháng qua.
[Hãng Boeing thử nghiệm máy bay 787 sau sự cố]
Vụ cháy chập ắcquy lần đầu tiên xảy ra đối với máy bay Dreamliner là ngày 7/1/2013, buộc Hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản phải cho hạ cánh xuống sân bay quốc tế Logan ở thành phố Boston, bang Massachusett. Chỉ một ngày sau đó, một máy bay Boeing 787 khác cũng của hãng này bị phát hiện rò rỉ nhiên liệu. Ngay sau các sự cố này, FAA đã ra lệnh tiến hành kiểm tra toàn diện máy bay Dreamliner 787 từ khâu thiết kế, chế tạo tới khâu lắp ráp.
Các vụ cháy gây chập điện liên tục xảy ra không chỉ làm mất uy tín mà còn gây thiệt hại lớn cho Tập đoàn Boeing, với trung bình mỗi tháng phải chi trả khoảng 200 triệu USD bồi thường do không chuyển giao đúng thời hạn các máy bay Dreamliner, chưa kể 1 tỷ USD mỗi tháng để duy trì hoạt động của dây chuyền sản xuất Boeing 787 Dreamliner./.
(TTXVN)