Cuộc tổng tuyển cử lần thứ 14 ở Pakistan, dự kiến diễn ra vào ngày mai (11/5), được đánh giá là mang tính lịch sử bởi sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên một chính phủ dân sự ở quốc gia Nam Á này hoàn thành trọn vẹn việc “chèo lái” đất nước trong nhiệm kỳ 5 năm.
Một chính phủ mới sẽ được thành lập với những trọng trách mới. Tuy nhiên, làn sóng bạo lực đang bao trùm khắp Pakistan đang có nguy cơ phủ bóng đen lên tiến trình bầu cử, đe dọa tính minh bạch và công bằng của cuộc tổng tuyển cử. Trong bối cảnh như thế, liệu cử tri Pakistan có đủ can đảm để thực hiện quyền công dân của mình một cách tự nguyện và minh bạch tại hơn 500.000 hòm phiếu trên cả nước?
Ủy ban Bầu cử Pakistan đã phải mời cả các thẩm phán nghỉ hưu của Tòa án Tối cao tham gia các tòa án liên quan đến bầu cử. Riêng tại tỉnh Punjab, 5 tòa án đã được thành lập, trong khi tại các tỉnh khác đều có 3 tòa án để xử lý các vụ việc liên quan đến bầu cử nhằm tạo điều kiện cho cuộc tổng tuyển cử diễn ra công bằng và minh bạch.
Thế nhưng, kể từ khi chiến dịch vận động tranh cử được bắt đầu ngày 11/4 đến nay, các vụ bạo lực đẫm máu đã liên tiếp nổ ra nhằm vào các ứng cử viên của các đảng thế tục và các ứng cử viên độc lập như đảng Nhân dân Pakistan (PPP), các thành viên Đảng Dân tộc Awami (ANP) và đảng thế tục Phong trào Muttahida Qaumi (MQM), đã làm hơn 110 người thiệt mạng và gần 400 người bị thương.
Chỉ trong hai ngày 7-8/5 đã xảy ra tới 4 vụ đánh bom, chủ yếu nhằm vào các cuộc míttinh vận động tranh cử tại tỉnh Khyber Pakhtunkhwa ở Tây Bắc nước này - nơi được coi là địa bàn hoạt động của phiến quân Taliban và các phần tử khủng bố al-Qaeda, làm hơn 40 người thiệt mạng và nhiều người bị thương.
Nguyên nhân chủ yếu khiến bạo lực gia tăng trước thềm bầu cử là do phiến quân Taliban coi cuộc tổng tuyển cử “trái với những giá trị của đạo Hồi” và họ muốn ngăn chặn trào lưu thế tục và tự do ở Pakistan. Mặc dù vậy, các vụ bạo lực cũng nhằm vào các đảng Hồi giáo hoặc các đảng phản đối mọi sự liên minh với Mỹ như Liên đoàn Hồi giáo Pakistan (PML-N) của cựu Thủ tướng Nawaz Sharif và Tehreek-e-Insaf (PTI) của ông Imran Khan.
Cũng không loại trừ nhân tố đằng sau làn sóng bạo lực đang tiếp diễn tại Pakistan là lực lượng của cựu Tổng thống Pervez Musharraf - người đã bị Tòa án Pakistan bắt giam với cáo buộc dính líu tới vụ sát hại cựu Thủ tướng Benazir Bhutto và những hành động vi hiến khi đương quyền.
Liên đoàn Hồi giáo toàn Pakistan (APML) của ông Musaráp đã coi quyết định trên của tòa án là bất công và điều đó đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với tình hình quốc gia này cả trước, trong và sau bầu cử.
Trong cuộc tổng tuyển cử lần này, cuộc cạnh tranh chính diễn ra giữa PPP và PML-N. Cả hai đều là những chính đảng nòng cốt, trong đó PPP có các cơ sở vững chắc tại tỉnh Sindh và PML-N có các thành trì tại Pungiáp. Những nhân tố quan trọng khác trong cuộc tranh cử là các tổ chức như Tehrik-e-Insaaf, ANP, MQM. Các đảng tôn giáo như JEI và JUI đã kích động vấn đề sắc tộc tại Pakistan, song chưa thể hiện được khả năng truyền sự nhiệt tình tôn giáo của họ vào cuộc tranh cử.
Nhiều khả năng, các đảng sắc tộc và các đảng khu vực nhỏ hơn sẽ không đủ mạnh để giành thắng lợi mà phải liên kết với PPP hoặc PML-N, song kịch bản này chỉ lộ rõ sau bầu cử. Vấn đề hiện nay là các đảng khác có thể ảnh hưởng như thế nào đến sự ủng hộ của cử tri đối với PPP và PML-N tại nhiều khu vực ở Pakistan và điều đó sẽ ảnh hưởng ra sao tới tương lai của hai chính đảng chủ chốt này.
Rõ ràng, việc chính phủ của Tổng thống Asif Ali Zardari trụ được trọn vẹn nhiệm kỳ 5 năm là điều đáng ngạc nhiên. Trong thời kỳ cầm quyền, chính phủ của ông đã phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải, nhất là các cuộc tấn công được tính toán nhằm vào người thiểu số Pakistan, các nhà lãnh đạo đối lập và cả những người hoạt động trong lĩnh vực xã hội. Lĩnh vực kinh tế là mối quan ngại lớn nhất của Islamabad khi tăng trưởng trung bình của quốc gia Nam Á này chưa tới 3%/năm trong vòng 3 năm qua, lạm phát lên tới khoảng 11% và tình trạng thiếu điện ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực chế tạo vốn đang ốm yếu của nước này. Kết quả là tỷ lệ thất nghiệp và sự thất vọng của thanh niên Pakistan ngày càng tăng, chẳng khác gì so với tình hình tại nhiều nước Arập.
Liệu cuộc tổng tuyển cử sắp tới tại Pakistan có diễn ra tự do và công bằng hay không? Tạp chí của Viện Hòa bình và Xung đột (IPCS), có trụ sở tại New Delhi, nhận định rằng câu trả lời là “có" và "trong phạm vi chấp nhận được.” Tuy nhiên, có thể có sự gian lận trong danh sách bầu cử, cử tri bị mua chuộc bằng hối lộ hoặc bị hăm dọa bằng vũ lực. Ngoài ra, vai trò của quân đội trên chính trường Pakistan không thể giảm nhẹ.
Thật sai lầm khi nghĩ rằng sự tồn tại trọn vẹn trong 5 năm qua của chính quyền dân sự đã làm lu mờ vai trò của quân đội trên chính trường. Vì thế, dù đảng nào thắng trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới, quyền lực của chính phủ mới cũng sẽ bị quân đội chi phối.
Theo ông Ayesha Siddiqa, chuyên gia quân sự Pakistan, “sẽ không có chương mới nào trong lịch sử Pakistan chừng nào các mối quan hệ dân sự - quân sự chưa rõ ràng. Quân đội vẫn can dự vào chính trường và lực lượng này có các mối quan hệ đối tác có thể giúp họ dù đứng bên ngoài nhưng vẫn kiểm soát được bên trong"./.
Một chính phủ mới sẽ được thành lập với những trọng trách mới. Tuy nhiên, làn sóng bạo lực đang bao trùm khắp Pakistan đang có nguy cơ phủ bóng đen lên tiến trình bầu cử, đe dọa tính minh bạch và công bằng của cuộc tổng tuyển cử. Trong bối cảnh như thế, liệu cử tri Pakistan có đủ can đảm để thực hiện quyền công dân của mình một cách tự nguyện và minh bạch tại hơn 500.000 hòm phiếu trên cả nước?
Ủy ban Bầu cử Pakistan đã phải mời cả các thẩm phán nghỉ hưu của Tòa án Tối cao tham gia các tòa án liên quan đến bầu cử. Riêng tại tỉnh Punjab, 5 tòa án đã được thành lập, trong khi tại các tỉnh khác đều có 3 tòa án để xử lý các vụ việc liên quan đến bầu cử nhằm tạo điều kiện cho cuộc tổng tuyển cử diễn ra công bằng và minh bạch.
Thế nhưng, kể từ khi chiến dịch vận động tranh cử được bắt đầu ngày 11/4 đến nay, các vụ bạo lực đẫm máu đã liên tiếp nổ ra nhằm vào các ứng cử viên của các đảng thế tục và các ứng cử viên độc lập như đảng Nhân dân Pakistan (PPP), các thành viên Đảng Dân tộc Awami (ANP) và đảng thế tục Phong trào Muttahida Qaumi (MQM), đã làm hơn 110 người thiệt mạng và gần 400 người bị thương.
Chỉ trong hai ngày 7-8/5 đã xảy ra tới 4 vụ đánh bom, chủ yếu nhằm vào các cuộc míttinh vận động tranh cử tại tỉnh Khyber Pakhtunkhwa ở Tây Bắc nước này - nơi được coi là địa bàn hoạt động của phiến quân Taliban và các phần tử khủng bố al-Qaeda, làm hơn 40 người thiệt mạng và nhiều người bị thương.
Nguyên nhân chủ yếu khiến bạo lực gia tăng trước thềm bầu cử là do phiến quân Taliban coi cuộc tổng tuyển cử “trái với những giá trị của đạo Hồi” và họ muốn ngăn chặn trào lưu thế tục và tự do ở Pakistan. Mặc dù vậy, các vụ bạo lực cũng nhằm vào các đảng Hồi giáo hoặc các đảng phản đối mọi sự liên minh với Mỹ như Liên đoàn Hồi giáo Pakistan (PML-N) của cựu Thủ tướng Nawaz Sharif và Tehreek-e-Insaf (PTI) của ông Imran Khan.
Cũng không loại trừ nhân tố đằng sau làn sóng bạo lực đang tiếp diễn tại Pakistan là lực lượng của cựu Tổng thống Pervez Musharraf - người đã bị Tòa án Pakistan bắt giam với cáo buộc dính líu tới vụ sát hại cựu Thủ tướng Benazir Bhutto và những hành động vi hiến khi đương quyền.
Liên đoàn Hồi giáo toàn Pakistan (APML) của ông Musaráp đã coi quyết định trên của tòa án là bất công và điều đó đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với tình hình quốc gia này cả trước, trong và sau bầu cử.
Trong cuộc tổng tuyển cử lần này, cuộc cạnh tranh chính diễn ra giữa PPP và PML-N. Cả hai đều là những chính đảng nòng cốt, trong đó PPP có các cơ sở vững chắc tại tỉnh Sindh và PML-N có các thành trì tại Pungiáp. Những nhân tố quan trọng khác trong cuộc tranh cử là các tổ chức như Tehrik-e-Insaaf, ANP, MQM. Các đảng tôn giáo như JEI và JUI đã kích động vấn đề sắc tộc tại Pakistan, song chưa thể hiện được khả năng truyền sự nhiệt tình tôn giáo của họ vào cuộc tranh cử.
Nhiều khả năng, các đảng sắc tộc và các đảng khu vực nhỏ hơn sẽ không đủ mạnh để giành thắng lợi mà phải liên kết với PPP hoặc PML-N, song kịch bản này chỉ lộ rõ sau bầu cử. Vấn đề hiện nay là các đảng khác có thể ảnh hưởng như thế nào đến sự ủng hộ của cử tri đối với PPP và PML-N tại nhiều khu vực ở Pakistan và điều đó sẽ ảnh hưởng ra sao tới tương lai của hai chính đảng chủ chốt này.
Rõ ràng, việc chính phủ của Tổng thống Asif Ali Zardari trụ được trọn vẹn nhiệm kỳ 5 năm là điều đáng ngạc nhiên. Trong thời kỳ cầm quyền, chính phủ của ông đã phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải, nhất là các cuộc tấn công được tính toán nhằm vào người thiểu số Pakistan, các nhà lãnh đạo đối lập và cả những người hoạt động trong lĩnh vực xã hội. Lĩnh vực kinh tế là mối quan ngại lớn nhất của Islamabad khi tăng trưởng trung bình của quốc gia Nam Á này chưa tới 3%/năm trong vòng 3 năm qua, lạm phát lên tới khoảng 11% và tình trạng thiếu điện ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực chế tạo vốn đang ốm yếu của nước này. Kết quả là tỷ lệ thất nghiệp và sự thất vọng của thanh niên Pakistan ngày càng tăng, chẳng khác gì so với tình hình tại nhiều nước Arập.
Liệu cuộc tổng tuyển cử sắp tới tại Pakistan có diễn ra tự do và công bằng hay không? Tạp chí của Viện Hòa bình và Xung đột (IPCS), có trụ sở tại New Delhi, nhận định rằng câu trả lời là “có" và "trong phạm vi chấp nhận được.” Tuy nhiên, có thể có sự gian lận trong danh sách bầu cử, cử tri bị mua chuộc bằng hối lộ hoặc bị hăm dọa bằng vũ lực. Ngoài ra, vai trò của quân đội trên chính trường Pakistan không thể giảm nhẹ.
Thật sai lầm khi nghĩ rằng sự tồn tại trọn vẹn trong 5 năm qua của chính quyền dân sự đã làm lu mờ vai trò của quân đội trên chính trường. Vì thế, dù đảng nào thắng trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới, quyền lực của chính phủ mới cũng sẽ bị quân đội chi phối.
Theo ông Ayesha Siddiqa, chuyên gia quân sự Pakistan, “sẽ không có chương mới nào trong lịch sử Pakistan chừng nào các mối quan hệ dân sự - quân sự chưa rõ ràng. Quân đội vẫn can dự vào chính trường và lực lượng này có các mối quan hệ đối tác có thể giúp họ dù đứng bên ngoài nhưng vẫn kiểm soát được bên trong"./.
Minh Lý (TTXVN)