Trước những thông tin sữa Abbott, Dumex nhiễm khuẩn kém chất lượng, có chất độc hại, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, nhiều ý kiến cho rằng lực lượng quản lý thị trường được xem như là khâu “bảo vệ cuối cùng” đối với thị trường hàng hóa trong nước.
Do vậy, việc Bộ Công Thương thành lập Tổ kiểm tra thị trường cơ động là việc làm cần thiết.
Đại diện Bộ Công Thương, ông Đỗ Thanh Lam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Thị trường cho hay mỗi năm, quản lý thị trường xử lý gần 90.000 trường hợp vi phạm pháp luật với tổng số tiền trên dưới 400 tỷ đồng. Trong số đó có khoảng 13.000 vụ việc liên quan đến hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhái, an toàn thực phẩm.
Riêng với việc mặt hàng sữa đang bán tràn lan trên thị trường, ông Lam cho rằng khi có những sản phẩm nhập khẩu kém chất lượng, có chất độc hại, nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, Bộ Công Thương, trong đó trực tiếp là Cục quản lý thị trường sẽ hợp tác với Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ để xử lý, bảo vệ sức khỏe người dân. Mặc dù vậy, điều quan trọng là cơ quan chức năng phải kiểm tra tính hợp pháp của các sản phẩm nhập khẩu đó như thế nào.
[Việc thu hồi hai loại sữa nhiễm khuẩn sắp hoàn tất]
Ngoài những sản phẩm nhập khẩu chính ngạch, được kiểm tra chất lượng, còn không ít các sản phẩm xách tay, nhập lậu chưa được các cơ quan chức năng trong nước kiểm tra, kiểm nghiệm, ông Lam cho biết.
Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy ngành sữa hiện vẫn tiếp tục tăng trưởng ở mức cao do nhu cầu về các sản phẩm từ sữa tại Việt Nam liên tục tăng qua các năm khoảng từ 7-8%. Chỉ riêng 7 tháng của năm nay, tổng sản lượng sữa đạt 47,3 nghìn tấn, tăng 15,2% so với cùng kỳ.
Tuy vậy, lượng cung sữa tươi nội địa chỉ có thể đáp ứng khoảng gần 30% nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp, 70% còn lại vẫn là sữa bột và phần lớn được nhập khẩu từ New Zealand, Mỹ và Hà Lan.
Vì vậy, các doanh nghiệp trong nước như Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), sữa Cô gái Hà Lan... đã phải tăng cường đầu tư để phát triển nguồn sữa tươi vì cầu phân khúc sản phẩm này tiếp tục tăng mạnh.
Đáng chú ý, trong khi giá sữa bột trên thị trường thế giới tiếp tục xu hướng giảm do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu thì các doanh nghiệp sữa hàng đầu trong nước vẫn nâng giá thành phẩm nên được hưởng lợi khi giảm được chi phí đầu vào.
Giải đáp thắc mắc liên quan đến sữa Abbott có biểu hiện khuyến mãi lập lờ, gây phiền nhiễu cho người tiêu dùng, ông Đỗ Kim Lang, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết nếu các doanh nghiệp thực hiện khuyến mãi, Cục Xúc tiến Thương mại sẽ áp dụng các thủ tục, quy trình quy định khuyến mãi chặt chẽ, đảm bảo chắc chắn không có vi phạm.
Về vấn đề chất lượng sữa và hoạt động khuyến mãi của sữa Abbott, ông Lang cho rằng đó là hai việc hoàn toàn khác nhau. Bản chất hoạt động khuyến mãi là nhằm tới việc khuyến khích người tiêu dùng mua thêm sữa. Còn việc đưa sữa ra thị trường, công bố chất lượng sản phẩm hàng hóa, phải tuân thủ các quy định quy chuẩn.
Cũng theo ông Lang, với sữa Abbott nhập khẩu đang có các vấn đề về chất lượng, Cơ quan Quản lý thị trường sẽ vào cuộc xử lý. Riêng về vấn đề khuyến mãi liên quan đến sữa Abbott nếu đạt các yêu cầu quy định pháp luật đưa ra, họ vẫn được thực hiện khuyến mãi. Cơ quan Xúc tiến thương mại sẽ tiếp tục theo dõi các hoạt động khuyến mãi của họ trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Theo ông Đỗ Thanh Lam, thị trường có tính liên thông, nhưng việc phân cấp quản lý lại theo địa giới hành chính, có nghĩa là chi cục quản lý thị trường địa phương chịu sự quản lý hành chính của các cấp chính quyền địa phương, nên nhiều khi cơ quan Trung ương muốn triển khai, xử lý triệt để một vấn đề “nóng” nào đó lại phải phụ thuộc.
Trong khi đó, tình hình nhập lậu, hàng giả, hàng nhái ngày càng diễn biến phức tạp, có liên quan đến yếu tố nước ngoài, nhiều đối tượng làm giả hàng hóa mang nhãn hiệu Việt Nam rồi đưa về tiêu thụ, gây ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất trong nước, gây bức xúc cho người dân.
Chính vì vậy, việc thành lập Tổ kiểm tra thị trường cơ động hoạt động liên tỉnh, liên địa bàn không chỉ giúp lực lượng quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện, xử lý các vụ việc phức tạp liên quan đến nhiều lĩnh vực, hoặc có yếu tố nước ngoài mà còn phối hợp với các lực lượng chức năng khác giải quyết nhanh những vụ việc phát sinh liên quan, tránh chồng chéo và bỏ trống trận địa.
Để công tác quản lý thị trường hiệu quả, ông Lam cho rằng cần thực hiện nhiều giải pháp nhằm xây dựng lực lượng chính quy, tổ chức chặt chẽ, bảo đảm sự quản lý và chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến địa phương.
Muốn làm được điều đó, trước hết cần xây dựng hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách, chế tài đủ mạnh để lực lượng quản lý thị trường thực thi công vụ, đạt hiệu quả cao nhất, đáp ứng yêu cầu của Chính phủ theo kịp với tình hình phát triển kinh tế đất nước. Đồng thời nên nghiên cứu áp dụng mô hình quản lý thị trường xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương, tăng quyền hạn cho lực lượng quản lý thị trường trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm.
Bên cạnh đó, cũng cần chú trọng đào tạo, rèn luyện đạo đức, nhằm nâng cao kiến thức, trình độ nghiệp vụ, tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ công chức trong quản lý, điều hành cũng như thực thi công việc./.
Do vậy, việc Bộ Công Thương thành lập Tổ kiểm tra thị trường cơ động là việc làm cần thiết.
Đại diện Bộ Công Thương, ông Đỗ Thanh Lam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Thị trường cho hay mỗi năm, quản lý thị trường xử lý gần 90.000 trường hợp vi phạm pháp luật với tổng số tiền trên dưới 400 tỷ đồng. Trong số đó có khoảng 13.000 vụ việc liên quan đến hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhái, an toàn thực phẩm.
Riêng với việc mặt hàng sữa đang bán tràn lan trên thị trường, ông Lam cho rằng khi có những sản phẩm nhập khẩu kém chất lượng, có chất độc hại, nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, Bộ Công Thương, trong đó trực tiếp là Cục quản lý thị trường sẽ hợp tác với Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ để xử lý, bảo vệ sức khỏe người dân. Mặc dù vậy, điều quan trọng là cơ quan chức năng phải kiểm tra tính hợp pháp của các sản phẩm nhập khẩu đó như thế nào.
[Việc thu hồi hai loại sữa nhiễm khuẩn sắp hoàn tất]
Ngoài những sản phẩm nhập khẩu chính ngạch, được kiểm tra chất lượng, còn không ít các sản phẩm xách tay, nhập lậu chưa được các cơ quan chức năng trong nước kiểm tra, kiểm nghiệm, ông Lam cho biết.
Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy ngành sữa hiện vẫn tiếp tục tăng trưởng ở mức cao do nhu cầu về các sản phẩm từ sữa tại Việt Nam liên tục tăng qua các năm khoảng từ 7-8%. Chỉ riêng 7 tháng của năm nay, tổng sản lượng sữa đạt 47,3 nghìn tấn, tăng 15,2% so với cùng kỳ.
Tuy vậy, lượng cung sữa tươi nội địa chỉ có thể đáp ứng khoảng gần 30% nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp, 70% còn lại vẫn là sữa bột và phần lớn được nhập khẩu từ New Zealand, Mỹ và Hà Lan.
Vì vậy, các doanh nghiệp trong nước như Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), sữa Cô gái Hà Lan... đã phải tăng cường đầu tư để phát triển nguồn sữa tươi vì cầu phân khúc sản phẩm này tiếp tục tăng mạnh.
Đáng chú ý, trong khi giá sữa bột trên thị trường thế giới tiếp tục xu hướng giảm do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu thì các doanh nghiệp sữa hàng đầu trong nước vẫn nâng giá thành phẩm nên được hưởng lợi khi giảm được chi phí đầu vào.
Giải đáp thắc mắc liên quan đến sữa Abbott có biểu hiện khuyến mãi lập lờ, gây phiền nhiễu cho người tiêu dùng, ông Đỗ Kim Lang, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết nếu các doanh nghiệp thực hiện khuyến mãi, Cục Xúc tiến Thương mại sẽ áp dụng các thủ tục, quy trình quy định khuyến mãi chặt chẽ, đảm bảo chắc chắn không có vi phạm.
Về vấn đề chất lượng sữa và hoạt động khuyến mãi của sữa Abbott, ông Lang cho rằng đó là hai việc hoàn toàn khác nhau. Bản chất hoạt động khuyến mãi là nhằm tới việc khuyến khích người tiêu dùng mua thêm sữa. Còn việc đưa sữa ra thị trường, công bố chất lượng sản phẩm hàng hóa, phải tuân thủ các quy định quy chuẩn.
Cũng theo ông Lang, với sữa Abbott nhập khẩu đang có các vấn đề về chất lượng, Cơ quan Quản lý thị trường sẽ vào cuộc xử lý. Riêng về vấn đề khuyến mãi liên quan đến sữa Abbott nếu đạt các yêu cầu quy định pháp luật đưa ra, họ vẫn được thực hiện khuyến mãi. Cơ quan Xúc tiến thương mại sẽ tiếp tục theo dõi các hoạt động khuyến mãi của họ trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Theo ông Đỗ Thanh Lam, thị trường có tính liên thông, nhưng việc phân cấp quản lý lại theo địa giới hành chính, có nghĩa là chi cục quản lý thị trường địa phương chịu sự quản lý hành chính của các cấp chính quyền địa phương, nên nhiều khi cơ quan Trung ương muốn triển khai, xử lý triệt để một vấn đề “nóng” nào đó lại phải phụ thuộc.
Trong khi đó, tình hình nhập lậu, hàng giả, hàng nhái ngày càng diễn biến phức tạp, có liên quan đến yếu tố nước ngoài, nhiều đối tượng làm giả hàng hóa mang nhãn hiệu Việt Nam rồi đưa về tiêu thụ, gây ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất trong nước, gây bức xúc cho người dân.
Chính vì vậy, việc thành lập Tổ kiểm tra thị trường cơ động hoạt động liên tỉnh, liên địa bàn không chỉ giúp lực lượng quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện, xử lý các vụ việc phức tạp liên quan đến nhiều lĩnh vực, hoặc có yếu tố nước ngoài mà còn phối hợp với các lực lượng chức năng khác giải quyết nhanh những vụ việc phát sinh liên quan, tránh chồng chéo và bỏ trống trận địa.
Để công tác quản lý thị trường hiệu quả, ông Lam cho rằng cần thực hiện nhiều giải pháp nhằm xây dựng lực lượng chính quy, tổ chức chặt chẽ, bảo đảm sự quản lý và chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến địa phương.
Muốn làm được điều đó, trước hết cần xây dựng hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách, chế tài đủ mạnh để lực lượng quản lý thị trường thực thi công vụ, đạt hiệu quả cao nhất, đáp ứng yêu cầu của Chính phủ theo kịp với tình hình phát triển kinh tế đất nước. Đồng thời nên nghiên cứu áp dụng mô hình quản lý thị trường xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương, tăng quyền hạn cho lực lượng quản lý thị trường trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm.
Bên cạnh đó, cũng cần chú trọng đào tạo, rèn luyện đạo đức, nhằm nâng cao kiến thức, trình độ nghiệp vụ, tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ công chức trong quản lý, điều hành cũng như thực thi công việc./.
Uyên Hương (TTXVN)